Cá mè trắng chữa suy nhược

(khoahocdoisong.vn) - Cá mè trắng có tác dụng ích khí, ấm vị, mượt da, lợi tiểu, bổ gan rất tốt để bồi bổ, chữa suy nhược, chán ăn, phù thũng...

Cá mè còn có tên liên ngư, bạch cước liên, phường ngư. Tên khoa học Hypophthalmichthys molitrix Sauvage. Cá mè là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, có thể chế biến thành các món ăn ngon đa dạng, lại có tác dụng chữa nhiều loại bệnh.

Thịt cá có nhiều protid; mỡ cá có nhiều axit béo không no. Trong 100g cá mè có 18,6g protein, 4,8g lipid, 28mg canxi, 167mg photpho, 1,2mg sắt và các loại vitamin B1, B2, PP, A, axit nicotinic...

Y học cổ truyền cho rằng: Cá mè vị ngọt tính ôn có tác dụng ích khí, ấm vị, mượt da, lợi tiểu, bổ gan. Dùng để trị liệu người tì vị hư hàn, kém ăn, thiếu sữa, phù nước, ho, ung nhọt, ỉa chảy, mặt vàng, cơ bắp nhăn nheo. Thịt cá mè ngon và béo; có tác dụng bổ não tuỷ, nhuận phế, ích tỳ vị. Sách thuốc cổ có ghi: Thịt cá có tác dụng khai vị, hạ khí, điều hoà ngũ tạng, chống hư huyết mạch, bổ gan, sáng mắt. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư hàn, ăn kém, đau bụng, đầy bụng, da thô ráp, tróc da và da khô. Người cao tuổi dùng cá mè thường xuyên chống được đau đầu, giảm trí nhớ, ho đờm, hen suyễn.

Suy nhược, sốt, chán ăn: Cá mè tươi 300g, khởi tử 30g. Cá mè làm sạch, chỉ lấy thịt cá, thái lát mỏng; nấu kỹ với khởi tử và bột gia vị, trước khi ăn có thể thêm giá đỗ xanh, gừng, rau mùi, rau cần, hành, hạt tiêu, ăn trong ngày. Hoặc thịt cá mè 250g, rượu gạo 50ml. Cho cá mè vào nồi đổ rượu và một ít nước vào nấu để ăn nóng.

Chậm tiêu, đầy hơiCá mè 1 con, gừng tươi 1 củ (20 - 30g). Cá mè làm sạch; gừng tươi cạo vỏ, đập giập nhưng vẫn còn cả thân củ; thêm hồ tiêu, hành tươi, gia vị nấu canh. Ăn liên tục đợt 5 - 7 ngày. Dùng tốt cho người tỳ vị dương hư, hư hàn, ăn kém, chậm tiêu, đầy ợ hơi, sợ lạnh, ho suyễn, nôn ói.

Thiếu sữa: Cá mè 1 con 600g, nhân hạt mướp 100g. Cách làm sạch, nấu canh với nhân hạt mướp để ăn.

Phù thũng: Cá mè 1 con, đậu đỏ 30g, gia vị đủ dùng. Cá mè làm sạch, hầm nhừ với đậu đỏ, nước vừa đủ, thêm gia vị, ăn trong ngày. Đợt dùng 5 - 7 ngày. Thích hợp cho người bệnh phù nề, tiểu tiện ít.

Tỳ vị hư  hàn: Cá mè 1 con, gừng khô 6g, muối 3g. Cá làm sạch, gừng thái lát, cho cá và gừng vào hấp chín thêm muối để ăn.

Trị hư suy khí huyết, da thô ráp: Thịt cá mè 300g, dăm bông thái nhỏ 30g. Hành, gừng, muối, mì chính, rượu, tiêu bột, dầu ăn, nước canh gà. Cá rửa sạch, xay nhỏ, cho vào bát trộn với muối, hành, gừng, dăm bông, mỳ chính, rượu, dầu, tiêu bột rồi viên thành từng viên như quả táo nhỏ cho vào nước sôi luộc chín, vớt ra, cho vào bát rồi đổ nước canh gà nóng lên, nêm mắm muối và rắc hành hoa để ăn.

Trị ho: Thịt cá mè 300g, gừng 15g, giấm 30ml, muối 3g. Thịt cá mè thái thành miếng, cho gừng, giấm, muối vào nấu chín để ăn.

Cần chú ý: Cá mè là loại dễ gây kích thích. Người cảm cúm phát sốt, loét miệng, táo bón không nên ăn. Mật cá mè có độc tố không thể sử dụng. Người bị ung nhọt, da mẩn ngứa, mắt đỏ sưng đau, kỵ ăn cá mè.

Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top