Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chúng tôi trả lại tiền...

(khoahocdoisong.vn) - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Nguyễn Lân Hiếu về số tiền liên quan tới làm sách giáo khoa.

Tại phiên chất vấn Quốc hội tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) đã có chất vấn đối với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Bộ GD&ĐT tham mưu cho Chính phủ khái toán kinh phí cho chương trình đổi mới giáo dục, Quốc hội khóa XIII là 462 tỷ đồng.

Vậy, hiện nay trong thực tế chúng ta đã chi trả bao nhiêu tiền từ ngân sách quốc gia và vay từ World Bank để thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, biên soạn một cuốn sách giáo khoa, tài liệu và tổ chức tập huấn?

Trả lời đại biểu Nguyễn Lân Hiếu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, Chính phủ phê duyệt dự án đổi mới chương trình sách giáo khoa tổng thể là 80 triệu USD, trong đó 77 triệu vay ODA còn 3 triệu USD đối ứng.

Trong cấu phần dành cho biên soạn một bộ sách giáo khoa như thiết kế ban đầu, Bộ GD&ĐT đã báo cáo Chính phủ và Chính phủ đã báo cáo Quốc hội là không sử dụng khoản tiền này nữa. Do vậy, Bộ đã trả lại 16,5 triệu USD xây dựng bộ sách giáo khoa và để trong tài khoản của World Bank. 

Về số tiền còn lại xây dựng chương trình, Bộ đã triển khai xây dựng chương trình và các hoạt động phát triển chương trình tổng thể và môn học. 

"Còn lại số tiền sau khi rà soát tất cả những chi phí không thiết thực liên quan đến tập huấn, tăng cường không hiệu quả, đặc biệt mùa Covid vừa rồi, chúng tôi xin trả lại Chính phủ. Tổng số tiền chúng tôi trả lại là 29,7 triệu USD".

Theo Đời sống
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

“Điều chúng tôi muốn hỗ trợ sinh viên là trong quá trình đó các em học được kỹ năng, tư duy khởi nghiệp và trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, điều mà các em có thể áp dụng ở mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong đời sống hàng ngày và cả sự nghiệp sau này”, TS Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, Trường Đại học VinUni chia sẻ.
back to top