Sự cố sách giáo khoa: Cơ quan giám sát nói trách nhiệm thuộc Bộ trưởng Nhạ!

Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội nhận định, theo các Điều 31, 32 luật Giáo dục 2019, việc đảm bảo chất lượng chương trình, sách giáo khoa thuộc trách nhiệm Bộ trưởng GD-ĐT.

<div> <p>Cơ quan gi&aacute;m s&aacute;t lĩnh vực gi&aacute;o dục, đ&agrave;o tạo của Quốc hội (UB Văn ho&aacute;, Gi&aacute;o dục, Thanh ni&ecirc;n, Thiếu ni&ecirc;n v&agrave; Nhi đồng) n&ecirc;u nhận định tr&ecirc;n trong b&aacute;o c&aacute;o nhanh Về một số vấn đề dư luận phản &aacute;nh li&ecirc;n quan đến s&aacute;ch gi&aacute;o khoa Tiếng Việt lớp 1.</p> <p>B&aacute;o c&aacute;o n&ecirc;u r&otilde;, năm 2020 l&agrave; năm đầu ti&ecirc;n Bộ Gi&aacute;o dục v&agrave; Đ&agrave;o tạo (GD-ĐT) triển khai Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương tr&igrave;nh, s&aacute;ch gi&aacute;o khoa (CT, SGK) gi&aacute;o dục phổ th&ocirc;ng, bắt đầu từ khối lớp 1.</p> <figure class="image align-center" contenteditable="false"><img alt="Sự cố sách giáo khoa: Cơ quan giám sát nói trách nhiệm thuộc Bộ trưởng Nhạ! - 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/04/icdn-dantri-com-vn_phung-xuan-nha-2-1604472805765.jpg" title="Sự cố sách giáo khoa: Cơ quan giám sát nói trách nhiệm thuộc Bộ trưởng Nhạ! - 1" /> <figcaption>Bộ trưởng Ph&ugrave;ng Xu&acirc;n Nhạ b&aacute;o c&aacute;o về vấn đề s&aacute;ch gi&aacute;o khoa tại phi&ecirc;n thảo luận về t&igrave;nh h&igrave;nh kinh tế x&atilde; hội tại Quốc hội.</figcaption> </figure> <p>Theo quy định của Nghị quyết 88 v&agrave; Luật Gi&aacute;o dục (2019), Ch&iacute;nh phủ đ&atilde; chỉ đạo Bộ GD-ĐT: Ban h&agrave;nh c&aacute;c quy định, quy tr&igrave;nh th&agrave;nh lập c&aacute;c Hội đồng thẩm định CT, SGK; tổ chức thẩm định CT, SGK lớp 1; ban h&agrave;nh CT, SGK lớp 1 v&agrave; hướng dẫn chọn lựa SGK. Chỉ đạo bi&ecirc;n soạn, thẩm định v&agrave; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đ&atilde; ban h&agrave;nh Chương tr&igrave;nh gi&aacute;o dục phổ th&ocirc;ng mới.</p> <p>Do điều kiện cụ thể, Ch&iacute;nh phủ đ&atilde; xin &yacute; kiến Quốc hội để Bộ GD-ĐT kh&ocirc;ng bi&ecirc;n soạn một bộ SGK, m&agrave; tạo điều kiện cho việc x&atilde; hội h&oacute;a bi&ecirc;n soạn SGK.</p> <p>Theo chủ trương n&agrave;y, đến nay đ&atilde; c&oacute; 5 bộ SGK lớp 1 được thẩm định v&agrave; Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đ&atilde; ph&ecirc; duyệt 5 bộ SGK n&agrave;y để sử dụng cho năm học 2020-2021.</p> <p>5 bộ SGK được ph&ecirc; duyệt do 3 nh&agrave; xuất bản thuộc ng&agrave;nh gi&aacute;o dục bi&ecirc;n soạn, bao gồm Nh&agrave; xuất bản Gi&aacute;o dục Việt Nam l&agrave; đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, hai nh&agrave; xuất bản c&ograve;n lại trực thuộc 2 trường Đại học l&agrave; Trường Đại học Sư phạm H&agrave; Nội v&agrave; Trường Đại học Sư phạm TPHCM.</p> <p>5 bộ SGK đ&atilde; được c&aacute;c nh&agrave; trường tiểu học đưa v&agrave;o lựa chọn theo quy tr&igrave;nh của Bộ GD-ĐT hướng dẫn v&agrave; tổ chức dạy học, từ th&aacute;ng 9/2020.</p> <p>B&aacute;o c&aacute;o của UB Văn ho&aacute;, Gi&aacute;o dục đề cập những&nbsp; phản &aacute;nh về CT, SGK. Cụ thể l&agrave; về chương tr&igrave;nh c&ograve;n nặng, đặc biệt m&ocirc;n Tiếng Việt &quot;nặng v&agrave; kh&oacute; hơn&quot; so với chương tr&igrave;nh cũ, trẻ bị dồn &eacute;p phải học thuộc chữ v&agrave; vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học kh&ocirc;ng hiệu quả, g&acirc;y mệt mỏi, &aacute;p lực.</p> <p>Về c&aacute;c bộ SGK, cơ quan gi&aacute;m s&aacute;t lĩnh vực cho biết, trong 5 bộ s&aacute;ch ph&aacute;t h&agrave;nh th&igrave; 4 bộ s&aacute;ch chưa thấy &yacute; kiến phản &aacute;nh. C&aacute;c &yacute; kiến g&oacute;p &yacute; chủ yếu tập trung v&agrave;o s&aacute;ch Tiếng Việt 1 của bộ C&aacute;nh Diều (S&aacute;ch do GS Nguyễn Minh Thuyết chủ bi&ecirc;n v&agrave; Nh&agrave; Xuất bản Đại học&nbsp; Sư phạm TPHCM ph&aacute;t h&agrave;nh). Nội dung phản &aacute;nh: S&aacute;ch c&ograve;n nhiều thiếu s&oacute;t, chưa chuẩn; một số b&agrave;i c&oacute; nội dung v&agrave; h&igrave;nh ảnh sử dụng truyện ngụ ng&ocirc;n, phỏng dịch từ nước ngo&agrave;i kh&ocirc;ng ph&ugrave; hợp với t&acirc;m l&yacute; lứa tuổi v&agrave; thiếu t&iacute;nh định hướng gi&aacute;o dục.</p> <p>S&aacute;ch c&oacute; nhiều từ ngữ mang t&iacute;nh địa phương, c&aacute;c y&ecirc;u cầu kh&ocirc;ng ph&ugrave; hợp với trẻ mới v&agrave;o lớp 1; một số thuật ngữ c&ograve;n trừu tượng; một số t&igrave;nh huống c&ograve;n gượng &eacute;p.</p> <p>Về việc chuẩn bị c&aacute;c điều kiện dạy học, c&aacute;c phản &aacute;nh cho rằng cơ sở vật chất, trang thiết bị c&ograve;n thiếu đồng bộ, chưa đ&aacute;p ứng y&ecirc;u cầu dạy học theo CT, SGK mới; c&ograve;n tồn tại m&acirc;u thuẫn giữa y&ecirc;u cầu cao của CT, SGK mới với sự hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở nhiều địa phương.</p> <p>Uỷ ban của Quốc hội cho biết, sau khi c&oacute; phản &aacute;nh của dư luận về CT, SGK lớp 1 mới, Ph&oacute; Thủ tướng Vũ Đức Đam đ&atilde; c&oacute; phi&ecirc;n họp với Bộ GD-ĐT v&agrave; c&aacute;c cơ quan li&ecirc;n quan để nắm th&ocirc;ng tin v&agrave; chỉ đạo Bộ GD-ĐT lắng nghe dư luận, tiếp thu &yacute; kiến x&atilde; hội v&agrave; lọc, sửa &ldquo;sạn&rdquo; trong s&aacute;ch.</p> <p>Qua c&aacute;c b&aacute;o c&aacute;o của Bộ trưởng GD-ĐT Ph&ugrave;ng Xu&acirc;n Nhạ, thường trực UB Văn ho&aacute;, Gi&aacute;o dục cho rằng, tr&ecirc;n cơ sở của c&aacute;c quy định ban h&agrave;nh, việc thẩm định CT, SGK lớp 1 đ&atilde; được Bộ GD-ĐT triển khai đ&uacute;ng quy tr&igrave;nh, bảo đảm theo quy định của luật Gi&aacute;o dục.</p> <p>Từ đ&oacute;, Bộ trưởng Nhạ đ&atilde; k&yacute; ban h&agrave;nh CT, SGK theo luật định.</p> <p>N&ecirc;u quan điểm về những nội dung chưa chuẩn trong bộ s&aacute;ch C&aacute;nh Diều như dư luận x&atilde; hội đang phản ảnh, thường trực UB Văn ho&aacute;, Gi&aacute;o dục cho rằng, việc ban h&agrave;nh chương tr&igrave;nh gi&aacute;o dục phổ th&ocirc;ng chưa được c&ocirc;ng bố lấy &yacute; kiến rộng r&atilde;i v&agrave; thực nghiệm một c&aacute;ch đ&uacute;ng quy định.</p> <p>Dẫn luật Gi&aacute;o dục 2019, cơ quan gi&aacute;m s&aacute;t chỉ r&otilde;, Hội đồng thẩm định chất lượng s&aacute;ch gi&aacute;o khoa chịu tr&aacute;ch nhiệm về nội dung v&agrave; chất lượng thẩm định.</p> <p>&ldquo;Về c&aacute;c nội dung n&agrave;y, theo c&aacute;c Điều 31, 32 th&igrave; việc đảm bảo chất lượng CT, SGK thuộc về tr&aacute;ch nhiệm của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT&rdquo; - b&aacute;o c&aacute;o của UB Văn ho&aacute;, Gi&aacute;o dục thể hiện.</p> <p>UB Văn ho&aacute;, Gi&aacute;o dục khẳng định sẽ tiếp tục theo d&otilde;i v&agrave; tổ chức khảo s&aacute;t về việc triển khai CT, SGK lớp 1, ho&agrave;n thiện b&aacute;o c&aacute;o kết quả gi&aacute;m s&aacute;t Nghị quyết 88 để gửi đến UB Thường vụ Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 n&agrave;y.</p> <p>&nbsp;</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo dantri.com.vn
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

Sinh viên VinUni học cách “tư duy khởi nghiệp” – sớm thất bại để sẵn sàng cho thành công

“Điều chúng tôi muốn hỗ trợ sinh viên là trong quá trình đó các em học được kỹ năng, tư duy khởi nghiệp và trở thành một doanh nhân khởi nghiệp, điều mà các em có thể áp dụng ở mọi mặt của cuộc sống, ngay cả trong đời sống hàng ngày và cả sự nghiệp sau này”, TS Phí Thị Linh Giang, Giám đốc Trung tâm khởi nghiệp, Trường Đại học VinUni chia sẻ.
back to top