<div> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu yêu cầu trên sau khi nghe lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo về việc xử lý các góp ý cho nội dung sách giáo khoa (SGK) tiếng Việt lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, chiều 12/10.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Đánh giá cao nỗ lực của Bộ trong chỉ đạo biên soạn SGK mới, cũng như sự cầu thị khi tiếp thu góp ý, nhưng Phó thủ tướng lưu ý "cần thông tin đầy đủ, kịp thời hơn đến nhân dân".</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Ông Đam nhấn mạnh với truyền thống hiếu học của dân tộc, các vấn đề về giáo dục luôn nhận được sự quan tâm lớn của người dân. "Các ý kiến, dù gay gắt, đều thể hiện sự tâm huyết, lo lắng và mong muốn có được những cuốn SGK tốt nhất. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách rất cầu thị, khoa học. Có vấn đề thuộc chuyên môn sâu, ý kiến góp ý chưa chắc đã đúng, Bộ phải có sự giải thích một cách thuyết phục", Phó thủ tướng nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Ông Đam cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét tăng cường, điều chỉnh, bổ sung tất cả quy trình biên soạn, thẩm định, phê duyệt, tập huấn SGK mới cho giáo viên trong những năm tới; nên áp dụng công nghệ thông tin để thay đổi cách làm với bản thảo SGK. Cụ thể, sách khi được nộp cho Hội đồng thẩm định quốc gia thì cũng cần công khai nội dung trên mạng để lấy ý kiến góp ý của giáo viên, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, cộng đồng, phụ huynh.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">"Đông người nhặt thì chắc chắn sạn sẽ bớt đi", Phó thủ tướng gợi ý.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> <p style="text-align: justify;"> </p> </figure> </div> <meta content="https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/10/12/87992700-202054074479449-49884-6570-2035-1602512265.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=32DTYH6eRpAyZyYzLNG8lQ" itemprop="url" /> <meta content="680" itemprop="width" /> <meta content="446" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div class="fig-picture" style="text-align: justify;"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/10/13/i1-vnexpress-vnecdn-net_87992700-202054074479449-49884-6570-2035-1602512265.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/10/12/87992700-202054074479449-49884-6570-2035-1602512265.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=V4ryWSkV-gsDTk6YWV97NQ 1.5x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/10/12/87992700-202054074479449-49884-6570-2035-1602512265.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=x4fKqiDAgTLyL0tt2Ha6kw 2x" /><img alt="Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Đình Nam" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/13/i1-vnexpress-vnecdn-net_87992700-202054074479449-49884-6570-2035-1602512265.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image" style="text-align: justify;">Phó thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: <em>Đình Nam </em></p> </figcaption> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><strong>Báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ</strong>, cho biết Hội đồng thẩm định SGK quốc gia, với 1/3 thành viên là giáo viên đang dạy học trực tiếp đã thẩm định 5 bộ SGK lớp 1, sau đó chuyển lên Bộ trưởng phê duyệt. Nhiều lỗi trong bản thảo SGK đã được yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện. Hầu hết địa phương chọn ít nhất 3 bộ SGK trở lên, trong đó 36 tỉnh chọn cả 5 bộ.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">"Quá trình lựa chọn, phê duyệt từng bộ SGK lớp 1 theo chương trình mới rất công phu, nhưng không thể tránh khỏi có những sai sót, bởi thực tế đã có nhiều cuốn SGK dù được tái bản nhiều lần vẫn còn sạn", ông Độ nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Sau một thời gian thực hiện, một bộ phận phụ huynh học sinh đã có ý kiến về ngữ liệu được sử dụng trong sách Tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều. Bộ đã giao các đơn vị trao đổi với tác giả, Hội đồng thẩm định SGK quốc gia xem xét trên tinh thần cầu thị, tiếp thu, có hướng xử lý phù hợp.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;"><strong>TS Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, </strong>đánh giá quá trình biên soạn, phê duyệt các bộ SGK mới đúng Luật Giáo dục. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến giáo dục bao giờ cũng nhận được sự quan tâm, góp ý rất tâm huyết của cử tri, nhân dân, xã hội. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tiếp thu trên tinh thần cầu thị. Những ý kiến xác đáng cần điều chỉnh kịp thời, hướng dẫn nhà trường, giáo viên truyền tải đầy đủ chương trình mới. Các vấn đề sâu về chuyên môn phải được thông tin phản hồi thấu đáo, đầy đủ, cụ thể.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Đồng tình với ý kiến trên, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng đã là đổi mới thì phải có cái mới, và Bộ phải giải thích cặn kẽ, thuyết phục, còn những "hạt sạn" thì phải "nhặt". "Tôi nghe một số giáo viên lớp 1 được tập huấn kỹ nhận xét, đều thấy chương trình rất tốt nhưng đối với những người chưa được tập huấn kỹ thì còn lúng túng. Bộ phải tập huấn rất kỹ cho giáo viên để hướng dẫn, trao đổi lại cho phụ huynh", ông Lâm nói.</p> <figure class="tplCaption" data-size="true" itemprop="associatedMedia image" itemscope="" itemtype="http://schema.org/ImageObject"> <p style="text-align: justify;"> </p> </figure> <meta content="https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/10/12/DDN-1527-8423-1602512265.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=wvNVHPgVGX1scygwWgEb0A" itemprop="url" /> <meta content="1200" itemprop="width" /> <meta content="792" itemprop="height" /> <meta content="" itemprop="href" /> <div class="fig-picture" style="text-align: justify;"><picture><source data-srcset="https://khds.1cdn.vn/2020/10/13/i1-vnexpress-vnecdn-net_ddn-1527-8423-1602512265.jpg 1x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/10/12/DDN-1527-8423-1602512265.jpg?w=1020&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=74s3JhdJaygDHLGhHkXKHg 1.5x, https://i1-vnexpress.vnecdn.net/2020/10/12/DDN-1527-8423-1602512265.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=FLRHmXVCguzDGzASF_WKQA 2x" /><img alt="Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: Đình Nam" src="https://khds.1cdn.vn/2020/10/13/i1-vnexpress-vnecdn-net_ddn-1527-8423-1602512265.jpg" /></picture></div> <figcaption itemprop="description"> <p class="Image" style="text-align: justify;">Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ. Ảnh: <em>Đình Nam </em></p> </figcaption> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Đáp lại, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết sẽ mở thêm các kênh góp ý, phản biện nội dung các bộ SGK mới ngay từ khi nhóm tác giả, nhà xuất bản đề xuất bản thảo thẩm định. "Nhưng chúng ta không chỉ dừng lại ở mức độ có sách tốt mà cần chú trọng hơn nữa đến công tác tập huấn giáo viên, và có giải pháp phù hợp để phụ huynh cùng đồng hành với giáo viên triển khai tốt việc dạy và học theo chương trình mới", ông Nhạ nói.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Bộ cũng sẽ đẩy mạnh việc biên soạn các bài giảng điện tử với sự tham gia của tất cả giáo viên, từng bước đa dạng hóa nguồn học liệu, tiến đến SGK chỉ còn là một trong những nguồn học liệu tham khảo để dạy học.</p> <div class="box_brief_info"> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Năm học 2020-2021, học sinh lớp 1 bắt đầu học chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa mới. Có 5 bộ sách được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, trong đó 4 bộ Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Kết nối tri thức với cuộc sống, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Bộ Cánh Diều do Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP HCM biên soạn. Sau một tháng đưa sách mới vào sử dụng, nhiều phụ huynh, giáo viên đánh giá việc dạy, học môn Tiếng Việt "nặng và khó hơn" so với chương trình cũ. Trẻ bị dồn ép phải học thuộc chữ và vần trong thời gian ngắn dẫn đến việc học không hiệu quả, gây mệt mỏi, áp lực. Sách quá nhiều chữ, dùng từ địa phương, các yêu cầu không phù hợp với trẻ mới vào lớp 1.</p> <p class="Normal" style="text-align: justify;">Vài ngày sau đó, sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều gây tranh cãi khi sử dụng truyện ngụ ngôn, phỏng dịch không phù hợp và bị cho là dạy thói xấu cho học sinh. Tuy nhiên, Tổng chủ biên bộ sách khẳng định nhóm biên soạn đã làm rất kỹ. Các truyện được sử dụng mang thông điệp tích cực chứ không tiêu cực như nhiều người phản ánh.</p> </div> <p class="author_mail" style="text-align: justify;"> </p> <p style="text-align: justify;"> </p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Phó thủ tướng: 'Tiếp thu cầu thị góp ý sách giáo khoa lớp 1'
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng, nghiên cứu, tiếp thu một cách cầu thị, khoa học những góp ý về sách giáo khoa lớp 1 mới.
Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học
Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên
Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
Thanh tra, hoàn thiện việc biên soạn sách giáo khoa
Xúc động bài thơ "Nhắn gửi con" của bác sĩ chống dịch COVID-19 vào đề thi Ngữ văn
Bài thơ 'Nhắn gửi con' của bác sĩ tham gia chống dịch COVID-19 Ngô Thành Ý đã vào đề thi Ngữ văn khiến học sinh xúc động.
Học sinh lớp 10 đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2022
Cả 5 học sinh Việt Nam dự Olympic Vật lí Quốc tế 2022 đều đoạt giải. Trong đó, có 03 Huy chương Vàng, 01 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng.
Ra mắt "Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh" tại Đại học VinUni
Đại học VinUni (VinUni) và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC) - Mỹ - đã chính thức công bố ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC), hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu.
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng
Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập
Sáng 11/7, Sở GD&ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023.
Từ năm 2025 sẽ thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT
Liên quan đến lộ trình thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thông báo sớm về công tác thi với chương trình phổ thông mới.
Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên Hà Nội
Ngày 9/7, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm học 2022-2023.
Thời điểm công bố điểm thi và phúc khảo tốt nghiệp THPT năm 2022
Theo kế hoạch, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7. Thí sinh thực hiện phúc khảo bài thi từ 24/7 - 3/8/2022
Gợi ý chi tiết đáp án đề thi môn Toán THPT 2022
Theo đánh giá của các giáo viênđến từ nhóm HAD-TEK, đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 có nhiều câu lạ, vận dụng cao, phổ điểm sẽ rơi vào khoảng từ 5-7.
Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng
Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Không để lộ, lọt đề thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh, phụ huynh không cần ký cam kết
Thông tin học sinh lớp 12 và phụ huynh học sinh tỉnh Hà Nam ký cam kết không để lọt, lộ đề thi khiến nhiều người băn khoăn. Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là điều không cần thiết, vô thưởng vô phạt...