Biểu hiện lún “cậu nhỏ”

Lún “cậu nhỏ” thường gây chít hẹp bao quy đầu nhưng nong không có tác dụng gây ảnh hưởng xấu tới chức năng nên cần điều trị sớm.

Lún “cậu nhỏ” thường gây chít hẹp bao quy đầu. Ảnh minh họa.

Biểu hiện của dị tật lún “cậu nhỏ” là lỗ đái đổ ra đúng ở đỉnh quy đầu, trục dương vật thẳng nhưng dương vật bị lún tụt xuống dưới hoặc ngang mức của xương mu, ống da dương vật thường nhỏ và ngắn, bao quy đầu thường bị chít hẹp, bìu bình thường. Khi đi tiểu, thường phải dùng ngón tay ấn quanh gốc dương vật để dương vật thò ra.

Đi khám khi có biểu hiện lún “cậu nhỏ”, hầu hết được chẩn đoán là chít hẹp bao quy đầu nên được chữa bằng nong bao quy đầu và thường không kết quả cho dù có nong tới vài lần. Có bệnh nhân lại được mổ cắt bao quy đầu và cách chữa này lại làm nặng thêm, vì bao quy đầu là chất liệu cần thiết để che phủ thân dương vật sau mổ làm dài dương vật.

Nguyên nhân chính của bệnh lún “cậu nhỏ” là do dải cân Dartos dày xơ hóa bất thường chạy từ cân Scarpa của thành bụng tới quy đầu của dương vật. Dải băng xơ này kéo thân dương vật về phía sau và da dương vật lại không được cố định tốt với cân dương vật.

Do vậy thân dương vật bị tụt ra phía sau còn ống da bọc dương vật nhô ra ngoài quy đầu tạo ra hình ảnh như “thừa da”. Ngoài ra, bệnh cũng có thể là do lớp mỡ dày một cách bất thường ở da trên mu và quanh dương vật nên che lấp một phần dương vật gây ra ngắn dương vật một cách tương đối.

Khi bị lún “cậu nhỏ” cần đi khám và điều trị sớm, tránh để ảnh hưởng xấu tới chức năng tiểu tiện và sinh dục, gây căng thẳng tâm lý. Việc điều trị phải tùy theo nguyên nhân.

BS Nguyễn Bá Hưng (Hội Y học tình dục quốc tế)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top