Tái tạo “cậu nhỏ” bị vùi lấp

Bằng phẫu thuật tạo hình kéo dài các bác sĩ khoa Tiết niệu bệnh viện TƯQĐ 108 đã đưa “cậu nhỏ” của người đàn ông 31 tuổi, bị bệnh bẩm sinh vùi dương vật: dương vật nhỏ, ngắn, cong, gập dính vào lớp da đùi trở về bình thường để có thể sinh con.
vùi dương vật

Ca phẫu thuật tái tạo “cậu nhỏ” tại Bệnh viện TƯQĐ 108

Mất khả năng “yêu vợ” và nhiều biến chứng nguy hiểm

Bệnh nhân L. Đ. H, 31 tuổi (Hưng Yên) lấy vợ hai năm nhưng chưa có con. Nguyên nhân là do anh bị tồn dư của chứng dương vật vùi bẩm sinh. “Cậu nhỏ” của anh không chỉ bé nhỏ mà còn ngắn, cong gập xuống dưới dính vào vùng bìu. Điều này khiến anh không thể “yêu vợ” được. Anh đã được phẫu thuật tạo hình một “cậu nhỏ” mới lớn hơn được tách ra khỏi lớp da vùng bìu và bệnh nhân có thể quan hệ tình dục bình thường.

BS Nguyễn Văn Phúc, khoa Tiết niệu Bệnh viện TƯQĐ 108- người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, vùi dương vật (Buried penis) là tình trạng dương vật bình thường về hình dạng và kích thước nhưng bị chôn vùi vào mô dưới da trước xương mu. Nguyên nhân: do bẩm sinh (bất thường trong cố định da, cân Dartos, cân Buck với thiếu da dương vật) hoặc mắc phải (béo phì).

Vùi dương vật thường kèm hẹp bao qui đầu. Bệnh có mức độ:Nhẹ (không nhìn thấy dương vật; sờ được dương vật trong ống da dương vật); Trung bình (sờ không có dương vật trong ống da; kéo ống da dương vật xuống xương mu thấy được một phần thân dương vật); Nặng (ống da dương vật nhỏ, ngắn; dương vật chìm sâu trong lớp mỡ trước xương mu).

Vùi dương vật là một dị dạng bẩm sinh của bộ phận sinh dục ngoài, có thể phát hiện ngay sau sinh do hình dạng đặc trưng của dương vật, nhưng lại hay gây lầm lẫn trong chẩn đoán dẫn đến việc điều trị sai lầm.

Bất thường này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của trẻ mà còn là mối quan tâm lo lắng của cha mẹ về chức năng sinh dục. Nếu không được điều trị, dị tật này sẽ gây ra những ảnh hưởng về tiết niệu như nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm quy đầu xơ và tắc, khiến người đàn ông mất chức năng sinh lý gây vô sinh và ung thư…

Nên tái tạo sớm sớm càng tốt

Theo BS Nguyễn Văn Phúc, vùi dương vật là dị tật được ghi nhận khá muộn nên chưa được nghiên cứu kỹ, đến nay vùi dương vật về bệnh nguyên còn nhiều điều chưa rõ ràng, về chẩn đoán có nhiều hạn chế.  Đa phần bệnh nhân đến khám vì không nhìn thấy dương vật; dương vật nhỏ; hẹp bao qui đầu; tiểu phồng bao qui đầu; viêm, viêm nhiễm đường tiểu.

Khi xác định chắc chắn bị vùi dương vật bắt buộc phải phẫu thuật. Điều trị nhằm tạo lại dáng vẻ bình thường của dương vật. Trong thời gian chờ phẫu thuật có thể nong bao qui đầu để giải quyết tình trạng tiểu khó, bí tiểu.

Điều trị phẫu thuật nhằm cố định gốc dương vật vào những cấu trúc chắc nhưng vẫn di động (phần gần của cân dương vật: cân Dartos). Nhờ vậy kết quả lâu dài vẫn được duy trì, và hình thể dương vật vẫn phát triển bình thường. Thời điểm tốt nhất để phẫu thuật là khi trẻ 1 – 2 tuổi nhằm tránh ảnh hưởng nhiều tới tâm lý và biến chứng của bệnh.

BS Nguyễn Văn Phúc chia sẻ, tái tạo “cậu nhỏ” bị vùi lấp là một phẫu thuật không quá phức tạp, an toàn mà hiệu quả cao. “Trong trường hợp này chúng tôi đã sử dụng  kỹ thuật Lipszyc, dương vật được giải phóng ra khỏi lớp cân Dartos cố định đến sát gốc dương vật, chiều dài dương vật đã thay đổi từ 3,5 cm trước mổ đến 8,5 cm sau mổ.

Thực tế thì dương vật không dài ra thêm mà chiều dài dương vật sau mổ chính là chiều dài thật sự của dương vật nhưng bị những dải xơ bất thường của lớp cân Dartos kéo dương vật vào lớp mô trước xương mu làm cho hình dạng dương vật ngắn hơn bình thường. Kỹ thuật Lipszyc sử dụng niêm mạc bao quy đầu để che phủ khuyết da dương vật.

Do đó trẻ lớn, dương vật phát triển, tình trạng thiếu da sẽ nhiều hơn, vì vậy niêm mạc bao quy đầu phải chừa lại dài hơn để che phủ dương vật.Nguyên tắc điều trị này giúp cho dương vật có được hình dạng và kích thước thật. Dương vật mới được tạo ra cũng bảo đảm chức năng tiểu tiện và sinh dục. Đặc biệt, khả năng sinh hoạt tình dục trở gần lại bình thường, có độ hưng phấn, thần kinh cảm giác thật. Thời gian phẫu thuật khoảng 1 giờ” – BS Phúc nói.

Thúy Nga

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top