Biến chứng viêm mũi xoang, viêm họng sau điều trị ung thư

Các loại ung thư vùng đầu cổ thường phải xạ trị và đều có thể có các biến chứng, tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Vậy các biến chứng đó là gì và xử lý ra sao?

Có rất nhiều các ung thư vùng đầu cổ có chỉ định điều trị xạ trị: Đơn điều trị hoặc phối hợp hoá chất và xạ trị. Xạ trị có thể được điều trị trước mổ hoặc sau mổ.

Các chỉ định điều trị xạ vùng đầu mặt cổ, tai mũi họng

1. Ung thư vòm họng.

2. Ung thư mũi xoang

3. Ung thư khoang miệng (ung thư lưỡi,

Ung thư môi, ung thư lợi hàm, ung thư sàn miệng, ung thư niêm mạc má, ung thư vòm khẩu cái,..)

4. Ung thư thanh quản, hạ họng

5. Ung thư amydal

6. Ung thư các tuyến nước bọt (tuyến mang tai, tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, các tuyến nước bọt phụ ở khoang miệng).

7. Các hạch cổ di căn chưa rõ nguyên phát.

8. Các ung thư phần mềm vùng cổ (sarcome).

9. Các ung thư da vùng đầu mặt cổ.

10. Các ung thư ống tai ngoài.

11. Ung thư giáp thể kém biệt hoá, thể tuỷ.

Tất cả các ung thư khi có chỉ định điều trị xạ, đều có thể có các biến chứng, các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra. Mặc dù, hiện nay có nhiều các thế hệ máy xạ rất tốt, hiện đại (xạ trị điều biến liều, xạ trị gia tốc, xạ trị theo thể tích, xạ trị áp sát,…).

Bác sĩ và đội ngũ nhân viên y tế có nhiều tiến bộ vượt bậc về chuyên môn, nhưng các di chứng, biến chứng vẫn xảy ra với người bệnh.

Biến chứng viêm mũi xoang, viêm vòm, viêm họng sau điều trị ung thư - Ảnh minh họa

Biến chứng viêm mũi xoang, viêm vòm, viêm họng sau điều trị ung thư - Ảnh minh họa

Các biến chứng thường gặp

Biến chứng cấp tính: Viêm mũi xoang, viêm vòm; Viêm da vùng đầu mặt cổ/ tai mũi họng; Viêm các tuyến nước bọt vùng đầu cổ/ tai mũi họng; Viêm khớp thái dương hàm; Hoại tử xương hàm, hoại tử hốc mũi, vòm,..

Biến chứng lâu dài: Viêm mũi xoang mủ, giảm ngửi, gây đau đầu, viêm xơ dính hốc mũi, cuốn mũi, ngạt tắc mũi kéo dài; Đau nhức đầu sau xạ; Viêm xơ dính vùng cổ, gây hạn chế quay cổ, đau khi quay đầu; Viêm teo các tuyến nước bọt trong khoang miệng gây khô miệng, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, dính mồm miệng; Biến chứng khít hàm, khiến bệnh nhân không há được miệng, không ăn uống được; Viêm răng, viêm lợi gây đau nhức răng, viêm lợi; Hoại tử xương hàm, hoại tử da vùng cổ, hoại tử niêm mạc vùng khoang miệng, tai mũi họng; Viêm tai giữa, nghe kém,..

Viêm mũi xoang: Một trong các biến chứng hay gặp là viêm mũi xoang sau xạ, đặc biệt là bệnh nhân ung thư vòm, ung thư mũi xoang...

Biểu hiện: Chảy mũi mủ vùng mũi xoang qua mũi, xuống họng: mủ đặc, xanh, số lượng nhiều, có khi gây ngạt tắc mũi; Đau nhức sọ mặt do viêm, đọng dịch các xoang( xoang hàm, xoang sàng, xoang trán, xoang bướm); Hơi thở hôi, có mùi thối; Ngạt tắc mũi, ho kéo dài, khạc đờm mủ đặc; Khô miệng, ăn uống kém; Điều trị thông thường không hết.

Nội soi Tai mũi Họng: có nhiều dịch đọng khe mũi, sàn mũi, vòm, họng, mủ đặc, xanh, có mùi thối, gây hẹp khe mũi, dính cuốn mũi, biến dạng hốc mũi, cuốn mũi. CT hàm mặt: có hình ảnh viêm, đọng dịch các xoang, hốc mũi, vòm.

Điều trị

Hiện nay, số lượng bệnh nhân ung thư vòm, mũi xoang, ung thư vùng đầu - cổ/ tai mũi họng quá nhiều. Các bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn để điều trị và chăm sóc, tư vấn cho bệnh nhân còn thiếu. Vì vậy, nhiều bệnh nhân thiếu thông tin, hoặc không tiếp cận được các bác sĩ điều trị chuyên khoa.

Để hạn chế các biến chứng sau xạ, nâng cao chất lượng cuộc sống, người bệnh tự tin khi giao tiếp, người bệnh cần:

Nguyên tắc: làm thông thoáng mũi xoang, các lỗ thông xoang, giảm viêm, chống phù nề, giảm đau. Khi có bội nhiễm vi khuẩn thì dùng kháng sinh.

Điều trị cụ thể:

-Hút dịch, mũi mủ ở mũi xoang hàng ngày 1 - 2 lần, đảm bảo mũi xoang thông thoáng. Thời gian kéo dài đến khi nào hết mũi mủ, hết viêm thì mới thôi.

- Bơm rửa mũi xoang hàng ngày.

- Khí dung mũi xoang hàng ngày

- Dùng giảm viêm, tiêu đờm, kháng sinh khi có bội nhiễm vi khuẩn.

- Nâng cao thể trạng bằng các thuốc tăng cường miễn dịch, các vitamin làm hồi phục và khoẻ tế bào niêm mạc khoang miệng, họng: vitamin C, B2, PP.

ThS.BSCKII Nguyễn Quốc Dũng (Khoa Phẫu thuật đầu mặt cổ, bệnh viện K)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top