Bị u có dùng được mầm đậu nành không?

Có thông tin cho rằng mầm đậu nành làm tăng kích thước khối u, khiến nhiều chị em lo lắng không biết người bị u nang, u xơ có dùng được mầm đậu nành không? Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin khoa học làm rõ vấn đề.

Mầm đậu nành có làm tăng kích thước khối u?

Mầm đậu nành là hạt đậu nành (đậu tương) nảy mầm, có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, mầm đậu nành còn có giá trị dược lý bởi rất giàu Isoflavone - hoạt chất có cấu trúc và tác dụng tương tự Estrogen nên còn được gọi là Estrogen thực vật, giúp bổ sung, cân bằng nội tiết tố nữ. Vì thế, mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là chị em bị bốc hỏa, mất ngủ, da sạm nám, "khô hạn"… do suy giảm nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mầm đậu nành không làm tăng kích thước khối u mà còn giúp giảm nguy cơ ung thư

Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mầm đậu nành không làm tăng kích thước khối u mà còn giúp giảm nguy cơ ung thư

Do một số bệnh như u xơ tử cung, u vú, u tuyến giáp… nhạy cảm với sự thay đổi về nội tiết tố Estrogen. Điều đó khiến những chị em bị u xơ, u nang không dám dùng mầm đậu nành vì sợ làm tăng kích thước khối u. Thực tế, sự lo lắng trên là không có cơ sở khoa học, vì khi thực hiện các nghiên cứu bài bản ở quy mô lớn, các nhà khoa học đã chứng minh: Sử dụng mầm đậu nành ở liều phù hợp không làm tăng kích thước khối u.

Những bằng chứng "giải oan" cho mầm đậu nành

Về cơ chế hoạt động, Isoflavone trong mầm đậu nành ưu tiên gắn chọn lọc với thụ thể Estrogen beta hơn là thụ thể Estrogen alpha (loại thụ thể có nhiều ở mô vú, tử cung), đồng thời có khả năng tự đào thải khi dư thừa nên không gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u, thậm chí còn làm giảm nguy cơ ung thư.

Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Một nghiên cứu trên 9.514 bệnh nhân từng bị ung thư vú ở Trung Quốc và Mỹ, sử dụng đậu nành không gây tác dụng phụ đối với mô vú mà còn làm giảm 25% sự tái phát của khối u trong thời gian theo dõi hơn 7 năm. Bằng chứng dịch tễ học cũng cho thấy tiêu thụ nhiều đậu nành ở phụ nữ châu Á có liên quan đến việc giảm gần 1/3 nguy cơ ung thư vú so với phụ nữ phương Tây, tỷ lệ sống sót tốt hơn sau khi đã được chẩn đoán ung thư.

Do Isoflavone trong đậu nành có cấu trúc không hoàn toàn giống Estrogen trong cơ thể nên không phát huy hoàn toàn tác dụng như Estrogen. Do đó người có u xơ tử cung vẫn có thể sử dụng được đậu nành. Đặc biệt, nghiên cứu trên 30.744 phụ nữ ở Singapore cho thấy, ăn nhiều đậu nành giúp giảm 20% nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Người bị tuyến giáp có cần kiêng ăn mầm đậu nành?

Nhiều người cũng lo ngại về ảnh hưởng của mầm đậu nành đến tuyến giáp. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu khoa học, bổ sung đậu nành liều dùng từ 40 – 200mg/ngày không ảnh hưởng tới sự thay đổi nồng độ hormone tuyến giáp, không có tác dụng tới u tuyến giáp. Do đó, người bị suy giáp không cần kiêng đậu nành, điều quan trọng là phải đảm bảo cơ thể không bị thiếu iốt.

Như vậy, nhiều bằng chứng khoa học cho thấy mầm đậu nành không làm tăng kích thước khối u, thậm chí còn giúp giảm nguy cơ ung thư. Chị em có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm chứa mầm đậu nành để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, phòng ngừa bệnh lý về xương khớp, tim mạch... nhất là trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh.

Sử dụng mầm đậu nành thế nào hiệu quả?

Nên sử dụng mầm đậu nành khi sức khỏe ổn định, không nên dùng vào thời điểm bệnh u nang, u xơ, tuyến giáp đang phát triển mạnh hoặc đang điều trị. Liều lượng sử dụng cũng chỉ nên ở lượng nhỏ, không nên dùng quá nhiều và thường xuyên.

Đặc biệt, dùng mầm đậu nành kết hợp cùng các thảo dược có tác dụng bổ thận, bổ huyết, làm đẹp da, chống lão hóa sẽ phát huy tác dụng toàn diện đến sức khỏe, sắc đẹp.

TPBVSK Hồi Xuân Tâm Bình chứa 50mg chiết xuất mầm đậu nành không biến đổi gen, Sâm tố nữ, Dầu hoa anh thảo, Collagen tripeptide, Novasol curcumin, Lộc nhung, Hồng sâm, Libifem… Sản phẩm hỗ trợ bổ huyết, tăng cường nội tiết tố nữ Estrogen, bổ sung Phytoestrogen (Estrogen thực vật). Hỗ trợ tăng cường sinh lý nữ, cải thiện các triệu chứng bốc hỏa, hồi hộp, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, khô da, nám da, sạm da do suy giảm nội tiết tố nữ, tiền mãn kinh, mãn kinh.

Sản phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Theo Đời sống
back to top