Bí quyết tạo dáng đi đẹp

Các chị em có thể luyện tập và tạo dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, cuốn hút nhờ một số mẹo và bài tập do chuyên gia đào tạo người mẫu chia sẻ.

Theo ông Đỗ Quang Tú, Giám đốc Công ty đào tạo người mẫu New Talent, các chị em có thể luyện tập và tạo cho mình dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng, cuốn hút nhờ một số mẹo và bài tập đơn giản.

3 quy tắc vàng

Theo ông Tú, bạn tập thể dục “hùng hục”, ăn kiêng kham khổ những vẫn duy trì tư thế đi đứng sai, thì vóc dáng chỉ gầy đi chứ khó mà đẹp được. Muốn tạo thân hình chữ S đúng chuẩn vòng 1 và vòng 3 nảy nở, eo nhỏ, lưng cong thì việc đi đúng cách là rất quan trọng. Khi bước đi lưng phải thẳng, chỉ có hông và đùi di chuyển nhưng thật uyển chuyển, mềm mại. Hãy dẹp bỏ ngay thói quen đứng gù lưng, đầu và ngực chúi về phía trước. Các chuyên gia thẩm mỹ đã chỉ ra ba nguyên tắc vàng khi bước đi giúp cơ thể bạn nữ tính và thon thả hơn. 3 qui tắc này giúp chị em vừa giảm cân, nhỏ chân lại tạo được phong thái uyển chuyển mà không quá tốn sức.

Quy tắc 1: Hãy tưởng tượng có một quả bóng bay trên đầu bạn. Đây là cách giúp bạn luôn nâng cao đầu và đi đứng ở tư thế thẳng, ngừa tình trạng gù lưng, ưỡn bụng làm tích mỡ bụng. Để tập được thói quen này, bạn hãy thực hành các bước sau: Đứng thẳng lưng, giơ hai tay lên trời, dang hơi rộng. Hạ tay xuống và thả lỏng vai. Tưởng tượng có một quả bóng bay trên đầu bạn đang “kéo” cơ thể lên, khiến đầu và cổ rướn cao hết mức.

Quy tắc 2: Bắt đầu với gót chân và kết thúc bằng ngón cái. Cách bước đi rất quan trọng vì nó quyết định vị trí của các bộ phận cơ thể khi bạn di chuyển. Bước đi đúng, ngực và mông bạn sẽ được vận động cho săn chắc hơn, bụng để thẳng giúp tránh tích mỡ bụng. Do đó bạn cần lưu ý: Chạm đất bằng gót chân, rồi dậm toàn bộ bàn chân xuống mặt đất, nhẹ nhưng dứt khoát. Khi bước đi, hếch mũi chân lên cao giúp đẩy toàn bộ cơ thể về phía trước. Khi tiếp đất, nên dồn lực vào ngón cái.

Quy tắc 3: Tỉ lệ 3:7. Hãy dồn khoảng 30% trọng lượng lên chân trước và 70% trọng lượng ở chân sau. Cách phân bố này giúp bạn đi bớt mỏi, bảo vệ đầu gối và tạo dáng đi uyển chuyển, đẹp mắt hơn.

Một số điều cần chú ý

Theo ông Đỗ Quang Tú, ngoài những quy tắc quan trọng tạo dáng đi, chị em cần chú ý phối hợp kết hợp uyển chuyển các bộ phận trên toàn cơ thể để cho một phong thái kiều diễm. Cần chú ý sửa từng bộ phận của cơ thể trong mỗi chuyển động.

Tập và giữ sao cho dáng đi luôn nhẹ nhàng, nhưng thoải mái. Khi bước đi lưng phải thẳng, chỉ có hông và đùi di chuyển nhưng thật uyển chuyển, mềm mại; ngực nhô về phía trước một cách tự nhiên và đầy nữ tính. Để làm được điều này, bạn hãy tưởng tượng chân mình đang được gắn chặt dưới đất, đầu gắn liền với trần nhà. Hàng ngày, bạn hãy đội một quyển sách nặng trên đầu và bước đi sao cho cuốn sách này không bị rơi xuống.

Giữ cho vai cân bằng và hai mông cân đối, vì nếu một trong hai bộ phận này bị lệch, dáng đi của bạn sẽ mất duyên dáng.

Nếu bạn có tật gù lưng, hoặc vai so, rụt cổ khi đi lại hãy sửa bằng cách tự nhiên hơn khi đi, ngực hơi ưỡn về trước, giữ cho vai căng, đầu ngẩng cao và luôn ý thức về điều này.

Mỗi khi cúi người xuống để nhặt hay làm một việc gì đó, bạn vẫn phải giữ cho lưng thẳng, chỉ gập hông và đầu gối. Động tác này vừa giúp bạn có tư thế đẹp, lại giúp bạn tránh được các chứng đau lưng do cúi gập đột ngột gây ra.

Những điều cần tránh

– Đứng khuỵu chân một bên, dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào chân kia. Tư thế này sẽ làm cho vai, lưng và mông bị lệch. Tư thế đúng khi đứng: Đứng thẳng, dồn trọng lượng cơ thể đều lên hai chân, vai căng, ngực hơi ưỡn tự nhiên ra phía trước. Nếu mỏi quá thí đưa một chân về phía trước và hơi chùng đầu gối lại, và vài giây sau lại đổi bên.

– Ngồi chụm hai đùi vào, choãi cẳng chân sang hai bên, lưng gập hoặc khom xuống. Ngồi như vậy vừa không đẹp mắt, vừa sai tư thế, chỉ sau một thời gian ngắn lưng bạn sẽ bị gù hoặc bị vẹo cột sống. Tư thế đúng khi ngồi: Lưng thẳng, vai căng, hai chân song song, hai tay đặt nhẹ lên đùi.

– Khom lưng để lấy một vật trên sàn. Tư thế này bản thân nó đã thiếu thẩm mỹ, hơn nưa, nếu cúi đột ngột bạn rất dễ bị đau hoặc lệch cột sống. Tư thế đúng: Khuỵu đầu gối xuống theo tư thế chân trước chân sau

– Đứng chụm hai chân khi mang vật nặng. Tư thế này không vững, dễ bị mỏi, dần dần bạn sẽ khuỵu một chân xuống. Tư thế đúng: Đứng chân trước chân sau.

Hồng Linh

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top