Bí đao tốt cho xơ cứng động mạch

(khoahocdoisong.vn) - Thành phần chính của bí đao gồm nước và không có chất béo, với hàm lượng natri rất thấp, vì vậy có tác dụng tốt đối với bệnh xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, viêm thận, ung nhọt, phù thũng.

Hỏi: Tôi hay ăn bí đao vì tiện lợi, sạch sẽ, dễ ăn, dễ chế biến. Tôi thường nấu bí đao với sườn, tim lợn, chân gà, ngao…và món nào cũng thấy ăn vừa mát, vừa bổ dưỡng. Xin hỏi, bí đao có nhiều dinh dưỡng không và tốt cho bệnh gì?

Nguyễn Thị Thành (Hải Dương)

BS. Hà Anh, nguyên CB Bộ Y tế cho biết, thành phần chính của bí đao gồm nước và không có chất béo, với hàm lượng natri rất thấp, vì vậy có tác dụng tốt đối với bệnh xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, viêm thận, ung nhọt, phù thũng…Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như caroten, B1, B2, B3, C...

Ăn bí đao trị chứng tâm nhiệt, phiền khát, ho khan viêm họng, táo bón, mụn nhọt, rôm sẩy, da khô sần, nám, trẻ em người già nóng nhiệt dùng rất tốt. Ngoài ra, bí đao còn chứa hàm lượng dầu thực vật cao, có lợi cho da và tóc.  Một tuần ăn bí đao vào lần có tác dụng phòng, chữa một số bệnh như táo bón, giảm viêm tấy, chống ho, hen suyễn.

Người lớn gầy gò, hay táo bón một tuần nên ăn 2-3 lần canh bí đao nấu sườn. Nếu mặt bị nám, da khô, tê bì chân tay có thể nấu bí đao, chân gà ăn tuần vài lần. Bí đao nấu canh ngao trị đại tiện táo, tiểu tiện buốt, miệng khô, da sẩn ngứa. Bí đao nấu tim lợn trị chứng bốc hỏa sinh ra mất ngủ, mồ hôi trộm. Bí đao lành, hơi có tính hàn, với người tâm dương hư khi dùng nên cho thêm chút gừng làm ấm.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top