Bệnh viện tư phải đi con đường pháp lý để bảo vệ uy tín

Các bệnh viện và ngành y, đặc biệt các bệnh viện tư, thường không được bảo vệ của pháp luật một cách mạnh mẽ.

Phiên xét xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân TPHCM, đã từng y án sơ thẩm, buộc bị đơn là một bệnh nhân phải công khai xin lỗi bệnh viện vì những chia sẻ của bị đơn gây ra khủng hoảng truyền thông đối với bệnh viện.

tgd-bv-fv.jpg
BS Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV.

Phóng viên Ban Khoa học & Đời sống, Báo Tri thức và Cuộc sống, đã có cuộc trao đổi với BS Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV, về hành lang bảo vệ các bệnh viện, đặc biệt là bệnh viện tư, trong khám chữa bệnh.

Mới đây, phiên xét xử phúc thẩm vụ kiện giữa nguyên đơn là Công ty TNHH Y tế Viễn Đông Việt Nam (Bệnh viện FV) và bị đơn là một bệnh nhân của Bệnh viện, đã có kết luận. Tòa án Nhân dân TPHCM tuyên y án sơ thẩm đối với vụ án Bệnh viện FV kiện người bệnh nhân này. Ông có thể chia sẻ thêm về trường hợp này.

Bệnh nhân này đã đăng thông tin sai lệch lên mạng xã hội và kêu gọi người đọc chia sẻ lan truyền thông tin. Bài viết đã được lan truyền trên mạng với hơn 3.000 lượt chia sẻ, hơn 100 lượt bình luận và 4.500 lượt thích.

Do có những thông tin một chiều nên đã khiến người đọc hiểu sai bản chất sự việc và phương pháp điều trị của Bệnh viện FV. Nhiều người tin rằng Bệnh viện FV đã mắc phải một sai lầm y khoa nghiêm trọng.

Điều này đã gây ra một cuộc khủng hoảng truyền thông làm tổn hại đến uy tín của Bệnh viện FV và đội ngũ y bác sĩ.

Theo kết luận của phiên xét xử phúc thẩm, Tòa án Nhân dân TPHCM đã buộc người này xóa bỏ toàn bộ các bài viết “Khi bạn có thai nhưng bệnh viện nói không và cho bạn uống thuốc phá thai để đẩy dịch ứ” vào ngày 23/6/2018 và các bài đăng bằng tiếng Việt và tiếng Anh sau đó trên trang cá nhân Facebook cá nhân.

Ngoài ra, Tòa án còn buộc bệnh nhân phải xin lỗi công khai Bệnh viện FV bằng cách đăng lên 03 tờ báo theo chỉ định của Bệnh viện FV về nội dung bài viết trên trang cá nhân đã không thể hiện đầy đủ các thông tin của sự việc, từ đó người đọc hiểu không chính xác các thông tin của sự việc và ảnh hưởng đến uy tín của Bệnh viện FV.

edit-voi-the-manh-la-benh-vien-da-chuyen-khoa-viec-hoi-chan-giua-cac-bac-si-fv-de-cung-tim-phuong-an-toi-uu-trong-dieu-tri-duoc-dien-ra-thuong-xuyen-va-thuan-tien.jpg
Với thế mạnh là bệnh viện đa chuyên khoa, việc hội chẩn giữa các bác sĩ FV để cùng tìm phương án tối ưu trong điều trị được diễn ra thường xuyên và thuận tiện.

Nhưng như vậy bệnh viện đang “đối chọi” với bệnh nhân?

Nhiều sự cố xảy ra trong y khoa không nhất thiết là do người hành nghề, mà có thể do tình trạng bệnh diễn biến ra sao, diễn tiến trong từng cơ thể người bệnh khác nhau.

Trong thời đại 4.0 hiện nay, bất cứ điều gì cũng có thể ngay lập tức được nhiều người trên mạng xã hội vốn không phải là người chuyên môn trong ngành y bàn tán, buộc tội bệnh viện rất vô lý và lan truyền rất nhanh.

Chính điều này Bệnh viện FV nói riêng và các cơ sở y tế nói chung bị rơi vào những tình thế vô cùng khó khăn.

tgd-bv-fv-2.jpg
Theo BS Jean-Marcel Guillon, tiếp nhận và xử lý các than phiền, khiếu nại và kiện tụng từ phía khách hàng hay bệnh nhân rất phức tạp nên thường các bệnh viện như FV đều rất cẩn trọng.

Việc tiếp nhận và xử lý các than phiền, khiếu nại và kiện tụng từ phía khách hàng hay bệnh nhân rất phức tạp nên thường các bệnh viện như FV đều rất cẩn trọng.

Việc phân tích chi tiết lời khiếu kiện, khiếu nại của bệnh nhân rất quan trọng và là việc đầu tiên cần phải làm để chúng tôi hiểu cặn kẽ việc gì đã và đang xảy ra như thế nào.

Trong quá trình này chúng tôi luôn cố gắng trao đổi với bệnh nhân. Tuy nhiên, người khiếu kiện, khiếu nại hay áp lực xã hội luôn mong muốn có được lời giải đáp nhanh nhất có thể.

Chúng tôi luôn mong muốn có cơ hội để đối thoại, giải thích với bệnh nhân và gia đình. Việc giải thích như vậy đôi khi thành công nhưng cũng có khi không thành công khi gia đình và bản thân người bệnh vẫn không chấp nhận.

bv-fv-3.jpg
Bệnh viện FV đạt chứng nhận quốc tế JCI về an toàn bệnh nhân từ năm 2016.

Cả hai bên không đạt được thỏa thuận nhất định. Nhiều gia đình có thể làm lớn chuyện, nhờ báo chí và các phương tiện khác, tạo ra các áp lực truyền thông đối với bệnh viện.

Khi đó, hành lang pháp lý để bảo vệ bệnh viện như thế nào?

Trong những trường hợp này, chúng tôi sẽ phải khởi động một quy trình chuẩn bị về mặt pháp lý để bảo vệ bệnh viện.

Theo quy định của Luật Khám chữa bệnh, bệnh viện sẽ thành lập hội đồng chuyên môn, có thể ở cấp Sở Y tế hay cao hơn là cấp Bộ Y tế khi cần thiết.

Thành viên của Hội đồng bao gồm các chuyên gia hàng đầu có uy tín trong từng lĩnh vực chuyên môn liên quan… Các thành viên hội đồng là những người có ảnh hưởng nhất định trong xã hội, hiểu biết chuyên môn rộng rãi cũng như được kính trọng trong cộng đồng y khoa.

tgd-bv-fv-1.jpg
Theo Tổng Giám đốc BV FV, Bệnh viện FV không ngại khi đi theo hành lang pháp lý. Bệnh viện chỉ ngại dư luận, các chiến dịch truyền thông hay báo chí không chính thống.

Các chuyên gia này sẽ nghiên cứu hồ sơ bệnh án, gặp gỡ từng nhân viên y tế có liên quan một cách độc lập... Sau đó, hội đồng chuyên môn sẽ ra một kết luận rằng bệnh viện có sai sót trong quá trình khám, chẩn đoán và điều trị hay không, sai sót đó đã gây ra tổn thất cho bệnh nhân như thế nào.

Việc thành lập hội đồng chuyên môn luôn mang một ý nghĩa tích cực. Vì khi đó, sự việc đã ở vào một cao trào hay đỉnh điểm, tất cả mọi người đều bị áp lực.

Các bác sĩ cảm thấy bớt căng thẳng vì có cơ hội được trình bày với những người có chuyên môn để có được những phân tích và cái nhìn khách quan, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hay dư luận.

Dựa trên kết luận mang tính chuyên môn và khoa học như vậy, bệnh viện mới thực hiện bước kế tiếp.

Bệnh viện có cân nhắc sẽ nhờ đến tòa án cho những sự vụ việc tới như trường hợp vừa qua hay không?

Bệnh viện không ngại khi đi theo hành lang pháp lý như vậy. Chúng tôi chỉ ngại dư luận, các chiến dịch truyền thông hay báo chí không chính thống.

Bởi vì trong quá trình dài như vậy, người ta không đủ kiên nhẫn và hay có những nhận định, phát ngôn, bài báo đưa thông tin một chiều. Những điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của bệnh viện.

bv-fv(1).jpg

Trong quá trình làm việc, chúng tôi nhận thấy khi làm việc với của các tờ báo hoặc tạp chí chính thống, phóng viên được đào tạo bài bản và hiểu được đạo đức nghề nghiệp.

Chúng tôi chỉ ngại các mạng xã hội, khi thông tin không được kiểm soát…

Từ nay về sau, bất cứ khi nào có bài báo hay tuyên bố nào đó gây bất lợi và không công bằng cho bệnh viện là bệnh viện có thể khởi kiện mà không cần cân nhắc như trước đây nữa.

BS Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV

Có phải bệnh viện tư sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi có những sự vụ với bệnh nhân?

Trong vụ việc vừa qua, FV đã theo đuổi trong 3 năm để cuối cùng tòa án có được một kết luận công bằng là buộc bị đơn phải công khai xin lỗi bệnh viện vì có gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của bệnh viện.

Đối với các bệnh viện khác, không chỉ riêng các bệnh viện tư, bộ phận pháp chế chắc chắn rất lo lắng về vấn đề này.

Thật sự, Bệnh viện FV là bệnh viện tiên phong tuyên chiến với những người gây sự cố bất lợi cho bệnh viện một cách vô căn cứ. Các bệnh viện và ngành y không có được một sự bảo vệ của pháp luật một cách mạnh mẽ. Họ rất yếu thế trong các trường hợp như vậy.

tgd-fv.jpg
Bệnh viện FV là bệnh viện tiên phong tuyên chiến với những người gây sự cố bất lợi cho bệnh viện một cách vô căn cứ.

Trong khi phía bên kia có thể tạo ra những câu chuyện mang cảm xúc rất cao, kèm theo một vài sự thật. Những câu chuyện ấy có thể hướng dư luận ảnh hưởng đến hình ảnh bệnh viện. Suốt thời gian chờ đợi ấy, bệnh viện sẽ như thế nào?

Bệnh viện là nơi cứu chữa cho bệnh nhân mà chúng tôi phải quyết định khởi kiện. Đó là một quyết định không hề dễ dàng. Không có một bệnh viện nào, không có một người thầy thuốc nào muốn làm điều đó với người bệnh của mình.

Bệnh viện tư về quy mô cũng thường nhỏ, chi phí thường đắt hơn. Tiền bỏ ra nhiều, khách hàng hay bệnh nhân thường mong muốn dịch vụ tốt hơn, điều trị hiệu quả hơn. Bệnh viện tư bao giờ cũng phải chăm sóc bệnh nhân rất kỹ. Cho nên những điều này cũng tự nhiên dẫn đến việc người ta dễ không hài lòng và có nhiều lời than phiền.

Tuy nhiên, trong sự vụ trên, căn cứ vào kết luận của Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế, Tòa án Nhân dân TPHCM yêu cầu Bệnh viện FV trả một phần chi phí điều trị cho bệnh nhân, nhưng không phải xin lỗi bệnh nhân. Như vậy, bệnh viện cũng có phần không đúng?

Nói thêm về kết luận của Hội đồng Chuyên môn Bộ Y tế về trường hợp này, Bệnh viện FV đã triển khai nhiều cuộc họp chuyên môn để rà soát lại quy trình và năng lực chẩn đoán, chuyên môn y khoa.

Theo tài liệu chuyên môn ban hành theo quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015 của Bộ Y tế, "thai vết sẹo mổ cũ" (còn gọi là “chửa ở vết mổ”) thuộc nhóm bệnh "phụ khoa" chứ không phải "sản khoa" nên phải bỏ thai.

Tuy nhiên, cần khẳng định việc bệnh nhân nói FV làm chết thai nhi của bà là không đúng về mặt chuyên môn.

Việc chưa đánh giá hợp lý tình trạng bệnh lý của bệnh nhân đã dẫn đến việc Bệnh viện FV chưa xử lý triệt để "thai ở vết sẹo mổ cũ". Sau đó, chúng tôi rất tiếc là bệnh nhân từ chối điều trị tiếp ở Bệnh viện FV và bệnh viện không có cơ hội để hỗ trợ bệnh nhân đến cùng.

Xin cảm ơn BS Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc Bệnh viện FV!

Theo Đời sống
back to top