Bệnh viện Nhi đồng 2: Em bé 32 tháng tuổi bị u nguyên bào thần kinh được ghép tế bào gốc

(khoahocdoisong.vn) - Đây là ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân lần đầu tiên được thực hiện ở Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, trên nền một bệnh nhi u nguyên bào thần kinh có tuổi nhỏ, cân nặng thấp, thể trạng suy dinh dưỡng.

Theo BSCKII Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân đã được phối hợp chuyển giao kỹ thuật và giám sát chuyên môn từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học TPHCM.

Bệnh nhi chuẩn bị xuất viện sau khi được ghép tế bào gốc máu tự thân tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Bệnh nhi chuẩn bị xuất viện sau khi được ghép tế bào gốc máu tự thân tại Bệnh viện Nhi đồng 2.

Mảnh tủy mới từ tế bào gốc máu tự thân

Bệnh nhi là bé gái N.N.M. (32 tháng tuổi, ở Đăk Lăk) có cơ địa suy dinh dưỡng chỉ nặng có 11kg. Bé lần đầu nhập viện với dấu hiệu đau bụng 1 tuần, siêu âm phát hiện khối u vùng hạ vị từ tháng 6 năm 2020. Bé chẩn đoán bệnh lý u nguyên bào thần kinh nhóm nguy cơ cao, nếu không được ghép tủy, tỉ lệ sống 1 năm của bé chỉ có 12%.

Dựa trên phác đồ điều trị hiện hành tại Khoa Ung bướu - Huyết học, Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, bệnh nhi đã được nhanh chóng lên kế hoạch điều trị kết hợp phẫu thuật cắt u, hóa trị liệu, ghép tủy, hóa trị duy trì sau ghép.

Bệnh nhi đang được chuẩn bị vào ca ghép tế bào gốc máu tự thân.

Bệnh nhi đang được chuẩn bị vào ca ghép tế bào gốc máu tự thân.

“Tới tháng 12/2020, bé được chuẩn bị vào giai đoạn ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Khởi động cho giai đoạn chuẩn bị ghép, bé đã được làm các xét nghiệm máu, sinh thiết tủy xương, chụp PET scan để xác nhận đạt đáp ứng điều trị. Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Truyền máu - Huyết học lên kế hoạch thu thập tế bào gốc, phác đồ hóa trị liệu diệt tủy liều cao trước ghép, chuẩn bị ghép”, BSCKII Nguyễn Đình Văn, Trưởng khoa Ung bướu - Huyết học cho biết.

Bé được chủ động làm thủ thuật tạo các đường truyền trung tâm phục vụ thu thập tế bào gốc tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ngày 15/12/2020, bé được tiến hành thu thập tế bào gốc tạo máu tại Bệnh viện Truyền máu - Huyết học. Quá trình thu thập thuận lợi, đủ số lượng tế bào gốc cần cho việc phục hồi tủy sau ghép.

Tế bào gốc máu đông lạnh được vận chuyển từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học về.

Tế bào gốc máu đông lạnh được vận chuyển từ Bệnh viện Truyền máu - Huyết học về.

Sau đó, bệnh nhi được tiếp nhận điều trị hóa trị liệu liều cao chuẩn bị cho ghép tế bào gốc. Ngày 30/12/2020, bệnh nhân được ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có gây mê chủ động tại chỗ với sự hỗ trợ, giám sát chuyên môn của các bác sĩ, điều dưỡng của Khoa Ghép tế bào gốc, Bệnh viện Truyền máu -  Huyết học.

Bệnh nhi được chăm sóc đặc biệt, kiểm tra huyết đồ theo dõi quá trình mọc mảnh ghép, chẩn đoán các biến chứng hậu ghép, phòng ngừa tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn, chăm sóc điều dưỡng tích cực.

Những chuẩn bị trước ghép tế bào gốc.

Những chuẩn bị trước ghép tế bào gốc.

Mặc dù trong thời gian này bé có gặp một số biến chứng do hóa trị liệu diệt tủy và giảm chức năng bảo vệ cơ thể khi nguồn tủy mới ghép chưa mọc như tổn thương gan, tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, viêm ruột và được điều trị nội khoa, nâng đỡ, kháng sinh tích cực, truyền immunoglobuline tăng chức năng miễn dịch thể dịch, nuôi ăn sonde dạ dày năng lượng cao, nuôi ăn tĩnh mạch hỗ trợ; các biến chứng đều được sớm kiểm soát ổn định.

BSCKII Trịnh Hữu Tùng cho biết, bé mọc mảnh ghép khá sớm vào 10 ngày sau ghép. 16 ngày sau ghép, bệnh nhi đã phục hồi bạch cầu hạt và tiểu cầu tốt, không có tình trạng nhiễm trùng cơ quan nào. Bệnh nhi khỏe, tự ăn uống, sinh hoạt, và đã được xuất viện. Mới đây, khi tái khám lại tại Khoa Điều trị trong ngày, kết quả kiểm tra các dòng tế bào máu đang hồi phục thuận lợi, chức năng gan thận trong giới hạn bình thường, bé hoạt bát, ăn uống tốt, không cần truyền máu hay thuốc điều trị biến chứng liên quan ghép.

Kiểm tra dụng cụ trước ghép.

Kiểm tra dụng cụ trước ghép.

Kế hoạch dự kiến bệnh nhi sẽ tiếp tục xạ trị sau vài tuần và điều trị thuốc duy trì sau truyền tế bào gốc 3 tháng nhằm hạn chế khả năng tái phát của khối u.

Ghép tế bào gốc máu tự thân, hy vọng cho bệnh nhân ung thư

BSCKII Nguyễn Đình Văn chia sẻ, ghép tế bào gốc máu tự thân là một phần trong điều trị liệu của một số nhóm bệnh lý ung thư nhi đặc biệt các nhóm u đặc. Trước khi tiến hành một hóa trị liệu liều liều cực mạnh, có thể cùng đi đôi với xạ nhằm tiêu diệt tối đa các tế bào ung thư còn sót, điều trị này đồng thời diệt cả các tế bào gốc tạo máu trong tủy bệnh nhân nên còn được gọi dưới tên hóa trị liệu điều kiện hóa diệt tủy.

Do vậy, chúng ta phải tiến hành lấy tế bào gốc máu tự thân của bệnh nhân đem lưu trữ đông trước sau đó truyền lại vào cơ thể người bệnh để giúp phục hồi khả năng tạo máu từ tủy xương bị tổn thương.

Với sự ra đời của ghép tế bào gốc tạo máu, các điều trị trúng đích, tỷ lệ sống 5 năm của trẻ mắc u nguyên bào thần kinh là 30 - 60%.

Với sự ra đời của ghép tế bào gốc tạo máu, các điều trị trúng đích, tỷ lệ sống 5 năm của trẻ mắc u nguyên bào thần kinh là 30 - 60%.

BSCKII Nguyễn Đình Văn cho biết thêm, trong các nhóm bệnh lý u đặc tại Việt Nam, u nguyên bào thần kinh là khối u ngoài não thường gặp nhất ở trẻ em.

Bệnh nhi 32 tháng tuổi mắc u nguyên bào thần kinh được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 ghép tế bào gốc máu tự thân.

Bệnh nhi 32 tháng tuổi mắc u nguyên bào thần kinh được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 ghép tế bào gốc máu tự thân.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, mỗi năm có khoảng 40 trẻ được chẩn đoán và điều trị nguyên bào thần kinh. 

Hiện nay, tại miền Bắc, Bệnh viện Nhi T.Ư tiên phong trong kỹ thuật ghép tế bào gốc tạo máu với nguồn tế bào gốc thu thập từ máu ngoại biên để điều trị u nguyên bào thần kinh ở trẻ em.

Bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong những bệnh viện có Khoa Ung bướu - Huyết học và thực hiện phẫu thuật ung bướu nhi trong nhóm các bệnh viện nhi phía Nam.

Theo KH&ĐS
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top