Bệnh nhân cường giáp có nên chạy bộ?

(khoahocdoisong.vn) - Với bệnh nhân cường giáp, người bệnh nên chuyển sang các hoạt động ít tiêu hao năng lượng như đi bộ.

Hỏi: Hằng ngày tôi vẫn tập chơi thể thao và chạy bộ. Từ khi phát hiện bệnh cường giáp tôi không dám chơi thể thao vì sợ ảnh hưởng tới bệnh. Xin hỏi, bệnh của tôi nên vận động thế nào cho tốt?

Đỗ Phương Hồng (Hà Nội)

benh-cuong-giap-van-dong-the-nao.png

ThS.BS Nguyễn Khắc Hoàng, Trưởng Đơn vị Điện quang Can thiệp, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Sự tăng cao nồng độ hormon tuyến giáp trong máu sẽ làm tăng nhịp tim, hay loạn nhịp tim, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thể chất của bạn. Với bệnh nhân cường giáp, nhịp tim lúc nghỉ ngơi cũng hoạt động ở mức 100 nhịp/phút. Do đó, người bệnh nên chuyển sang các hoạt động ít tiêu hao năng lượng như đi bộ, không nên chạy bộ hay vận động gắng sức.

Bắt đầu bằng cách đi bộ với tốc độ bình thường từ 15 - 30 phút mỗi ngày mà không dừng lại. Nên tập luyện cùng một ai đó, để đảm bảo luôn có người trợ giúp khi phải dừng lại và nghỉ ngơi do cảm giác của sự kiệt sức hoặc nhịp tim nhanh.

Nếu người bệnh tự tin có thể thực hiện các bài tập với mức độ cao hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể kéo dài thời gian trong một buổi đi bộ và xen kẽ những lúc chạy bộ nhẹ nhàng.

Một điều quan trọng đối với bệnh nhân cường giáp là luôn theo dõi nhịp tim của mình.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top