Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.

Theo thống kê, trên thế giới mỗi năm có đến gần 59.000 người chết và hơn 10 triệu người bị phơi nhiễm bệnh dại và phải tiêm vắc xin. Đây là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm bởi một khi đã khởi phát sẽ vô phương cứu chữa. Tất cả các trường hợp bệnh lây từ chó sang người đã khởi phát triệu chứng đều dẫn đến tử vong.

Virus gây bệnh dại có tên là Rhabdovirus. Chúng có thể tồn tại trong môi trường bình thường đến hàng tuần. Khi tồn tại trong cơ thể động vật, chúng có thể ủ bệnh đến 2 năm. Virus gây bệnh dại lây truyền giữa các động vật có vú thông qua máu và nước bọt của động vật nhiễm bệnh.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể động vật, chúng sẽ nhân lên trong các tế bào cơ rồi lan đến các sợi thần kinh gần nhất. Ban đầu chỉ là những dây thần kinh ngoại biên, nhưng theo thời gian, chúng di chuyển và tấn công hệ thần kinh trung ương gồm tủy sống và bộ não.

Trong cơ thể động vật, có khi chúng mất cả tháng để sinh sôi phát triển. Nhưng một khi virus đã phát triển, bệnh tiến triển rất nhanh. Động vật bị nhiễm virus dại bị rối loạn thần kinh trung ương, sau đó là viêm não, liệt não và tử vong. Khi con vật bị mắc bệnh dại tấn công con vật khác, thông qua vết răng của chúng, virus dại lại tiếp tục được lây truyền sang con vật bị tấn công để rồi lại thêm một nạn nhân khác của bệnh dại.

Bệnh dại lây qua đường nào?. Ảnh minh họa

Bệnh dại lây qua đường nào?. Ảnh minh họa

Con đường lây nhiễm

Trên thực tế có nhiều người không biết bệnh dại lây qua đường nào? Điều này rất nguy hiểm, khiến cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Theo các chuyên gia, con đường lây nhiễm bệnh dại có nhiều nhưng chủ yếu thông qua chất tiết của động vật, cụ thể:

Bệnh dại lây qua da: Con đường lây truyền bệnh dại ở động vật sang bệnh dại ở người có thể thông qua vết cắn, vết liếm, vết xước trên da bị rách từ đó theo dây thần kinh đến các hạch và thần kinh trung ương. Khi đến thần kinh trung ương, virus dại sẽ sinh sản rất nhanh rồi lại theo dây thần kinh ra tuyến nước bọt. Khi đó, thần kinh chưa bị tổn thương đáng kể vì thế nhìn bề ngoài con vật vẫn bình thường nhưng nước bọt đã có virus dại. Sau đó, virus dại hủy hoại dần các tế bào thần kinh làm xuất hiện các triệu chứng lâm sàng điển hình của bệnh dại ở người.

Lây truyền qua niêm mạc: Virus gây bệnh dại ở người có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp nước bọt của động vật nhiễm virus dại bắn trực tiếp vào niêm mạc ở mắt, mũi, miệng của con người.

Qua không khí: Người hít phải virus dại là một trong những cách phơi nhiễm tiềm ẩn tuy nhiên ngoại trừ nhân viên phòng thí nghiệm thì hầu hết mọi người không bị lây nhiễm qua con đường này.

Bệnh dại ở người sẽ không có khả năng lây nhiễm trong các trường hợp sau:

Bệnh dại ở người lây truyền qua ghép giác mạc và ghép tạng đã được ghi nhận, nhưng chúng cũng rất hiếm.

Vết cắn từ người bị nhiễm bệnh về mặt lý thuyết có thể truyền bệnh dại, nhưng không có trường hợp nào được ghi nhận. Tiếp xúc thông thường, chẳng hạn như chạm vào người bị bệnh dại, tiếp xúc với chất lỏng hoặc mô (nước tiểu, máu, phân) qua da bình thường thì sẽ không có nguy cơ bị nhiễm virus dại.

Virus bệnh dại ở người sẽ không truyền nhiễm khi ở dạng khô và dưới ánh sáng mặt trời. Các điều kiện môi trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến tốc độ virus hoạt động.

Cách điều trị bệnh dại

Điều trị bệnh dại sau khi phơi nhiễm

Thời điểm điều trị lý tưởng nhất là ngay khi bị vật nuôi cắn, làm trầy xước, nhất là bị chó dại cắn, người bệnh sẽ lo lắng, hoảng loạn và dễ bị kích thích,… Do đó, nhân viên y tế sẽ giúp người bệnh bình tĩnh, thoải mái để tập trung điều trị.

Ngay khi bị chó cắn, nạn nhân cần dự phòng ngay nguy cơ mắc bệnh dại, ngăn vi rút xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương, đối diện cái chết sắp xảy ra. Cụ thể, chỗ vết thương bị chó cắn hay cào xước, cần rửa vết thương rộng bằng nước sạch và các dung dịch có thể tiêu diệt vi rút như: Xà phòng, chất tẩy rửa, povidone iodine,… ít nhất 15 phút, rồi băng bó đưa đến bệnh viện.

Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được điều trị vết thương, tiêm vắc xin phòng dại, một số trường hợp còn được chỉ định tiêm huyết thanh ngừa bệnh dại. Người bệnh đến bệnh viện càng sớm thì hiệu quả ngăn chặn sự khởi phát triệu chứng và tử vong của bệnh dại càng hiệu quả.

Điều trị bệnh dại sau khi phát bệnh

Thông thường, với người mắc bệnh dại đã có triệu chứng bệnh, người bệnh sẽ được tiêm vắc xin dại tế bào hoặc được dùng kết hợp giữa huyết thanh kháng dại để điều trị dự phòng được thực hiện càng sớm càng tốt. Hiện nay, vắc xin dại tế bào là an toàn và hiệu lực bảo vệ cao. Việt Nam sử dụng vắc xin dại tế bào Verorab từ năm 1992.

Với phác đồ tiêm bắp: Người bệnh được tiêm 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào các ngày 0, 3, 7, 14, 28.

Với phác đồ tiêm trong da: Người bệnh được dùng liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào các ngày 0, 3, 7. Lúc này, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta. Sau đó, người bệnh được tiêm tiếp vào ngày 28 kể từ mũi tiêm thứ nhất, tiêm 2 liều vào cơ Delta.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top