Bày cách cho người huyết áp cao vượt qua mùa nóng

Những ngày nắng nóng kỷ lục đang diễn ra ở Hà Nội và hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước. Tình hình thời tiết này có ảnh hưởng không nhỏ đến người bị tăng huyết áp.

Theo nhiều chuyên gia, thời tiết nóng có thể làm giảm huyết áp ban ngày nhưng lại làm tăng huyết áp về đêm, rất dễ gây nguy hiểm cho người bệnh, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não, dễ gây nên các biến chứng như tai biến mạch não, bệnh mạch vành… Dưới đây là một số điều mà người tăng huyết áp phải ghi nhớ:

Không để nhiệt độ điều hòa chênh lệch quá lớn với bên ngoài

Sự chênh lệch nhiệt độ trong phòng lạnh và ngoài trời là yếu tố khá nguy hiểm cho bệnh tăng huyết áp. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng đến lạnh sẽ khiến cho những mạch máu vốn đang ở trạng thái giãn nở bình thường tức thời co lại, dẫn đến huyết áp tăng cao.

Người bị tăng huyết áp không nên ở trong phòng điều hòa quá lâu, do trong phòng kín nên không khí lưu thông kém, nếu ở lâu sẽ dễ bị những chứng bệnh do máy điều hòa gây ra như chóng mặt, tim đập nhanh.

Hạn chế ra ngoài nắng

Khi thời tiết nắng nóng, người đang dùng thuốc điều trị THA không nên hoạt động nhiều ngoài trời nóng để đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp.

Tình trạng tụt huyết áp ở người bệnh cũng nguy hiểm như khi huyết áp tăng vọt. Việc dùng thuốc phải theo đúng chỉ định của bác sĩ, dùng đều đặn để kiểm soát huyết áp.

Tuy nhiên, không vì thế mà người bệnh không ra ngoài, họ có thể hoạt động nhẹ nhàng bằng phương pháp đi bộ hay tập dưỡng sinh vào những lúc trời mát hay như buổi sáng sớm.

Uống nước thường xuyên

Vào mùa hè, bệnh nhân THA nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống, để giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Nên tạo thói quen uống 1 ly nước (chừng 250ml) sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm.

Ngoài ra, người tăng huyết áp nên hạn chế ăn mặn, nên giảm muối, bột ngọt, các nước chấm mặn. Tránh thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật. Tốt nhất là sử dụng thực phẩm hấp, luộc.

Ăn nhiều rau quả xanh, trái cây để cung cấp chất xơ cho cơ thể. Đồng thời, bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu và tránh các chất kích thích như cà phê…

Theo Ngaynay.vn

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top