Bắp cải chữa viêm loét dạ dày

(khoahocdoisong.vn) - Trong bắp cải có 90% là nước, 1,8% protid, 5,4% gluxid, 1,6% xenluloza, 1,2% tro. Bắp cải cũng giàu canxi, photpho, sắt, vitamin C, PP, B2. Đặc biệt trong bắp cải có chất chống loét hay còn gọi là vitamin U. Đây là muối của Metylmethioninsunfonium, chất này có tác dụng giúp đỡ, kích thích khá mạnh sự tái tạo của các tế bào ổ loét nên nó làm lành các ổ loét đó.

Hỏi: Tôi nghe nói, nước ép lá bắp cải tốt cho người bệnh loét dạ dày. Xin hỏi, cách chế biến thế nào?

Mai Thị Ngọc (Nam Sách, Hải Dương)

Bắp cải là loại rau ăn phổ biến vào mùa đông. Rau bắp cải khi luộc hay nấu canh với cà chua có vị ngon, ngọt và mát. Rau bắp cải luộc chấm nước xì dầu có dằm quả trứng luộc rất hợp. Mùa đông luộc bắp cải cho thêm vài lát gừng cho thơm và ấm bụng, tốt cho sức khỏe.

Người có bệnh đau dạ dày có thể dùng lá bắp cải hỗ trợ điều trị bằng cách: Rửa sạch lá, trần qua nước sôi, vớt ra để ráo nước sau đó ép lấy nước bỏ bã đi. 1 kg bắp cải sẽ ép được khoảng 500-700ml nước ép. Nước ép bắp cải có màu vàng xanh, vị ngọt, hơi hăng hắc, uống trong ngày chia làm nhiều lần. Khi uống có thể thêm đường, muối hay mật ong tùy theo khẩu vị. Nếu không có máy ép có thể giã nhỏ vắt lấy nước uống cũng được nhưng sẽ mất thời gian hơn. Uống nước ép này liên tục trong 2 tháng vết loét sẽ lành. Nước ép bắp cải lành tính, không gây biến chứng và không có tác dụng phụ trong quá trình sử dụng điều trị.

BS Kim Lan (nguyên cán bộ Viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top