Bánh cây bìm bịp chữa thoái hóa cột sống

Cây bìm bịp vị ngọt, tính bình có công dụng mát gan lợi mật, khu phong trừ thấp, có tác dụng chữa nhiều bệnh: thận, gan, huyết áp, dạ dày… và đăc biệt làm liền xương nhanh.

Cây bìm bịp

Bìm bịp còn được gọi là cây mảng cộng, xương khỉ, tiểu cốt tiếp (cây liền xương)…Đây là loại cây nhỏ, mọc thành bụi, có thể cao tới 3m. Lá nguyên, cuống ngắn, lá mặt hơi nhẵn, màu xanh thẫm.

Cây mọc hoang ở rất nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Hoa màu đỏ hay màu hồng, rủ xuống ở ngọn; tràng hoa có hai môi, môi dưới có 3 răng; bao phấn vàng xanh, quả hình trùy dài khoảng 1,5cm, cuống ngắn, chứa 4 hạt.

Theo Đông y, cây bìm bịp từ lâu đã được dùng để điều trị bệnh viêm thận, teo thận, suy thận, sỏi thận và được xem là cứu tinh của các bệnh nhân bị thận. Ngoài ra, bìm bịp cũng được dùng để trị: viêm họng, viêm gan, vàng da, bệnh ngoài da, tăng huyết áp, viêm dạ dày, thấp khớp, do cây có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau), làm liền xương nhanh. Để chữa thoái hóa cột sống có thể dùng:

  • Cây bìm bịp 30g, cây gối hạc 20g, tầm gửi dâu 20g, cây trâu cổ 20g. Các vị đem sắc với 1,5 lít nước, cô còn 800ml chia uống vài lần trong ngày.
  • Bìm bịp tươi 80g, ngải cứu, sâm đại hành mỗi vị 50g, đem xào nóng với giấm rồi đắp vào nơi đau, lấy vải buộc lại để trong thời gian 5-6 tiếng. Duy trì liên tục 5-10 ngày sẽ có kết quả.
  • Cây bìm bịp 30g sắc uống hằng ngày và bìm bịp tươi, rửa sạch giã nát đắp vào nơi đau.
  • Bìm bịp tươi làm thành bánh như bánh xu xê ăn hằng ngày (thường có ở các tỉnh miền núi phía Bắc).

BS Khánh Hiển (Bệnh viện TƯQĐ 108)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top