Bài tập phục hồi đau vai do viêm gân chóp xoay

(khoahocdoisong.vn) - Chỉ với 4 động tác đơn giản có thể giúp cải thiện tình trạng đau vùng khớp vai lan xuống mặt ngoài cánh tay và dừng lại ở khuỷu tay gọi là viêm gân chóp xoay.

Chóp xoay gồm 4 cơ (cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn bé và cơ dưới vai), các gân (gân trên gai, gân dưới gai, gân dưới vai, gân cơ tròn bé, gân cơ nhị đầu cánh tay). Bệnh lý viêm gân chóp xoay hay gặp ở người trên 40 tuổi. Các gân cơ bám vào đầu xương cánh tay vùng chóp xoay) để bảo vệ và giữ cho khớp vai được hoạt động dễ dàng. Nhưng nếu các gân cơ này bị thoái hoá do tuổi già hoặc bị căng giãn thường xuyên thì lại có vấn đề.

Biểu hiện là đau vùng khớp vai lan xuống mặt ngoài cánh tay nhất là về đêm, đau đột nhiên nhói lên, có cường độ dữ dội khi làm một động tác với cánh tay (để lấy một vật gì, để sơn nhà, sửa điện…) hoặc tréo tay ra sau. Cơn đau xảy ra lần đầu nhẹ thôi, nên người bệnh có thể bỏ qua, không quan tâm đến nên không đi khám bệnh. Về sau: Đau vai và phần trênvà phía trước của cánh tay ngày càng nhiều hơn, đau âm ỉ cả ngày. Có những bệnh nhân đã chịu đựng đau vai nhiều tháng hoặc đã vài năm, đã điều trị uống thuốc nhiều nơi. Nhưng khi ngưng thuốc cơn đau lại tái phát. Đau vai rất khó chịu, có người không thể mặc được áo, vì khi đưa tay lên (kéo dài cánh tay) thì cơn đau nhói lên. Đau vai có thể lan xuống cánh tay nhưng chỉ gần đến khuỷu tay là dừng lại. Đau nhiều khi nửa đêm về sáng nhất là trời lạnh nhưng bệnh nhân không chỉ được chính xác chỗ đau và chụp phim không phát hiện tổn thương.

4 động tác thể dục đơn giản có thể cải thiện tình trạng đau vai (giảm khoảng 8/10) mà không phải dùng thuốc:

Hình 1.

Hình 1.

Xoay vai (hình 1): Đứng hay ngồi trên ghế, 2 tay buông thỏng 2 bên thân mình. Đầu tiên là đưa 2 vai lên trên. Kế đến đưa 2 vai ra sau. Cuối cùng là buông 2 vai xuống như tư thế ban đầu. Như vậy là 1 lượt. Mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần 20 lượt.

Khi tập xoay vai, không được đưa 2 vai ra phía trước, đầu cổ mặt không được chuyển động theo. Và chỉ cần tập nhẹ nhàng. Động tác này giúp khớp vai linh hoạt, mềm dẻo.

Hình 2.

Hình 2.

Đưa tay ra sau 45 độ (hình 2): Đứng hoặc ngồi, 2 tay buông thỏng 2 bên. Chầm chậm, đưa 2 tay ra sau một góc 45 độ so với thân mình, lòng bàn tay hướng lên trời, rồi đưa về lại tư thế ban đầu (1 lượt). Mỗi ngày thực hiện 2 lần. Mỗi lần 100 lượt.

Đưa 2 tay lên (hình 3): Người đang bị đau vai không thể đặt 2 tay ngang mặt vì ở tư thế này rất đau. Do đó, nên tập động tác đầu hàng sau khi tập động tác xoay vai 20 lượt. Đứng hoặc có thể ngồi trên ghế. Hai tay đưa 2 bên, các ngón tay ngang cằm. Cánh tay thẳng góc với cẳng tay. Hai tay cùng với một mặt phẳng của mặt (không được đưa tay ra trước mặt). Sau đó đưa hai tay lên, các ngón tay ngang với đỉnh đầu (không được đưa 2 tay quá cao), rồi đưa trở về tư thế ban đầu. Như vậy là 1 lượt. Mỗi ngày  tập 3 lần, mỗi lần 20 lượt là đủ. Khi tập chú ý đưa 2 tay ngang mặt, không được đưa ra phía trước mặt vì như vậy sẽ sai tư thế và càng gây đau vai thêm.

Hình 3.

Hình 3.

Chắp tay trước ngực (hình 4): Ngồi hay đứng, chấp 2 tay trước ngực. Từ từ banh 2 tay ra 2 bên, các ngón tay ngang vai, các ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng về phía trước, sau đó đưa tay trở về như lúc đầu (1 lượt). Mỗi ngày tập 3 lần, mỗi lần 50 lượt.

Hình 4.

Hình 4.

Cả 4 động tác tập khớp vai chỉ cần tập nhẹ nhàng, không gồng, không siết chặt các cơ bắp.

BS Dư Quang Châu (Viện trưởng Viện Bấm huyệt Thập Chỉ Liên Tâm)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top