Bác sĩ mách loại cá giàu canxi gấp 9 lần mực, bổ ngang yến, giá rẻ

Chạch, được gọi là "nhân sâm nước" trong Đông y, là loại thực phẩm giàu canxi, protein, vitamin và axit béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe.

Chạch, được gọi là "nhân sâm nước" trong Đông y, là loại thực phẩm giàu canxi, protein, vitamin và axit béo không bão hòa. Hàm lượng canxi của chạch vượt trội, gấp 5 lần so với cá chép và 9 lần so với mực/bạch tuộc cùng trọng lượng, làm cho nó trở thành lựa chọn tốt cho sức khỏe tim mạch và người già.

Theo phân tích của dinh dưỡng học hiện đại, trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước, 9,6g protid, 3,7g lipid, 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Như vậy, thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại rất phong phú, cao hơn nhiều so với các loại thịt và cá khác. Cũng trong 100g thịt cá chạch còn có chứa một lượng lớn các vitamin, đặc biệt là vitamin B1 (30 microgam), vitamin B2 (440 microgam), vitamin A (70 đơn vị quốc tế), provitamin A (90 đơn vị quốc tế) và nicotinic acid (4mg). Ngoài ra, còn có các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể như Ca, P, Fe...

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, cá chạch vị ngọt, tính bình, có công dụng bồi bổ tỳ vị, dưỡng thận trừ thấp, làm hết vàng da, cầm đi lỏng và có lợi cho dương sự. Các sách thuốc cổ như Bản thảo cương mục, Tùy tức cư ẩm thực phổ, Trấn nam bản thảo, Y học nhập môn...đều có những kiến giải khá sâu sắc về công dụng của cá chạch trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm.

Bác sĩ mách loại cá giàu canxi gấp 9 lần mực, bổ ngang yến, giá rẻ ảnh 1

Bác sĩ mách loại cá giàu canxi gấp 9 lần mực, bổ ngang yến, giá rẻ

Dưới dạng các món ăn-bài thuốc (dược thiện), Cổ nhân thường dùng cá chạch để chữa các chứng bệnh như tiêu khát (tiểu đường), dương nuy (liệt dương), trĩ, viêm gan, mụn nhọt, lở loét ngoài da...

Ví như, sách Thánh tễ tổng lục đã ghi lại cách dùng cá chạch để chữa bệnh tiểu đường: lấy 10 con cá chạch bỏ đầu đuôi, làm sạch, phơi hoặc sấy khô, đốt thành than rồi tán bột ; lá sen tươi phơi khô tán bột, hai thứ lượng bằng nhau, trộn đều, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 2 thìa nhỏ.

- Ăn cá chạch thường xuyên mang lại nhiều lợi ích như bổ âm dưỡng ẩm, bổ máu, sinh tinh trùng, củng cố xương cốt và bảo vệ mạch máu, giúp cơ thể khỏe mạnh.

Một vài cách chế biến cá chạch ngon:

- Cá chạch kho nghệ: Cá chạch kho nghệ, một món ăn truyền thống của làng quê Việt Nam, cuốn hút với hương vị đậm đà, thơm ngọt đặc trưng, và thịt cá vàng óng. Khi kết hợp với cơm nóng, món ăn này trở nên tuyệt vời và hấp dẫn.

- Cá chạch kho tiêu: Cá chạch kho tiêu, cũng như cá chạch kho nghệ, được ưa chuộng với hương vị đậm đà và làm ngon cơm.

- Cá chạch kho sả nghệ: Nếu nói về món cá chạch kho thơm ngon, không thể bỏ qua cá chạch kho tương riềng. Sử dụng công thức đơn giản, bạn có thể chế biến nhanh chóng một nồi cá chạch kho tương riềng thơm nức. Thịt cá beo béo, ngon ngọt, hòa quyện trong màu vàng ươm, tạo nên một bữa ăn cực kỳ hấp dẫn.

Những ai nên hạn chế ăn:

Mặc dù cá chạch có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng có ba trường hợp không nên tiêu thụ:

- Người có dị ứng có thể gặp khó chịu về thể chất.

- Người suy giảm khả năng bài tiết đồng tránh ăn do chứa nhiều đồng.

- Người có lượng a.xit u.ric cao tránh tiêu thụ để ngăn ngừa các vấn đề khớp và b.ệnh gút.

Bác Sĩ Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội)

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top