Bác sĩ mách cách dùng thực phẩm thải kim loại nặng

Ngộ độc kim loại nặng thường xảy ra khi các mô mềm của cơ thể hấp thụ quá nhiều một kim loại cụ thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe nên cần biết cách loại bỏ.

Kim loại nặng thuộc những nguyên tố được tìm thấy tự nhiên trong trái đất. Chúng được sử dụng trong nhiều ứng dụng hiện đại, chẳng hạn như nông nghiệp, y học và công nghiệp.

Cơ thể của bạn thậm chí còn chứa một số tự nhiên. Ví dụ, kẽm, sắt và đồng cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể, miễn là chúng không tồn tại với số lượng độc hại. Những kim loại này có được xếp vào nhóm kim loại nặng trong thức ăn hoặc kim loại nặng trong thực phẩm.

Ngộ độc kim loại nặng thường xảy ra khi các mô mềm của cơ thể hấp thụ quá nhiều một kim loại cụ thể. Các kim loại phổ biến nhất mà cơ thể con người có thể hấp thụ với lượng độc hại là: Thủy ngân, chì, cadimi, thạch tín...

Khi cơ thể tiếp xúc với các loại hóa chất hoặc không khí và đất bị nhiễm kim loại nặng sẽ có nguy cơ các chất này hấp thụ vào cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh trung ương và tim mạch gây di chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Cần phải có chế độ ăn uống luyện tập hợp lý để loại bỏ kim loại nặng và giải độc.

Ăn thực phẩm lên men

Vai trò của các vi khuẩn đường tiêu hóa (probiotics) trong việc loại bỏ kim loại nặng đã được biết đến rộng rãi từ lâu. Thực phẩm lên men rất giàu các probiotics như vi khuẩn axit lactic, có khả năng phản ứng với kim loại nặng và tống khứ chúng ra khỏi cơ thể.

Các thực phẩm chứa vi khuẩn probiotics tốt cho dạ dày bao gồm sữa chua, váng sữa, phô mai cottage, kefir, đậu tương, dưa chuột muối chua, củ cải, củ dền và tỏi…

Bác sĩ mách cách dùng thực phẩm thải kim loại nặng ảnh 1

Bác sĩ mách cách dùng thực phẩm thải kim loại nặng

Rau mùi:

Ăn nhiều rau mùi có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ các kim loại nặng như thủy ngân, chì, nhôm ra khỏi cơ thể bởi đây là loại thực phẩm có khả năng chống o.x.y hóa tuyệt vời. Năm 1995, một nghiên cứu đã ghi nhận những trường hợp đầu tiên về tính năng của rau mùi có thể loại bỏ kim loại ra khỏi cơ thể.

Ngoài ra, loại rau thơm này cũng có thể loại bỏ chì đáng kể. Để bổ trợ cho tính năng giải đ.ộ.c của rau mùi, vào mỗi sáng các bệnh nhân có thể uống sinh tố rau mùi vào mỗi sáng, trong đó có 1 bí xanh, 1 cần tây dài, 1 quả táo xanh, ½ quả chanh và một nhúm nhỏ muối, cùng một chút nước.

Tăng lượng Polyphenols

Polyphenols là vi chất khá phổ biến trong chế độ ăn uống, được biết đến là có vai trò trong cuộc chiến chống ung thư và bệnh tim mạch. Không chỉ vậy, Polyphenols giúp tăng cường sản xuất metallothionein chống oxy hóa quan trọng.

Enzyme này có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc kim loại nặng. Polyphenol thường có trong các cây đinh hương, cây hồi, bạc hà khô, hạt lanh, bột ca cao, socola đen, trà xanh, quả việt quất, dâu tây, nho đen và mận…

Tiêu thụ thực phẩm giàu lưu huỳnh

Glutathione là chất chống oxy hóa chính trong cơ thể con người, và là chìa khóa để tẩy chay các chất độc hại và kim loại nặng, loại bỏ chúng ra khỏi máu qua gan, thận.

Theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Triển vọng Sức khỏe Môi trường cho thấy, glutathione trong cơ thể giảm đáng kể khi 387 người lớn uống nước chứa asen có nồng độ khác nhau.

Trong khi đó, thực phẩm giàu lưu huỳnh giúp thúc đẩy hoạt động của glutathione trong cơ thể. Hoạt chất này có trong các loại rau họ cải như cải bông xanh, cải xoăn, rau bina, cải xoong, cải bắp, cải bruxen, súp lơ, tỏi, hành tây, tỏi tây và cây hẹ

Luyện tập thể dục thường xuyên

Luyện tập thể thao thường xuyên không những giúp cơ bắp săn chắc, tăng cường sức khỏe mà còn tăng khả năng loại bỏ độc tố cho cơ thể.

Nên áp dụng các bài tập có cường độ cao để giúp kích thích cơ thể đổ nhiều mồ hôi hơn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu giàu oxy đi khắp cơ thể trong đó có gan và thận, giúp hai “cỗ máy” đào thải chất độc của cơ thể hoạt động tốt hơn.

Tùy thuộc vào thể trạng của từng người mà chúng ta có thể lựa chọn cho mình những bài tập thích hợp nhất.

Các triệu chứng của ngộ độc kim loại nặng

Các triệu chứng của ngộ độc kim loại nặng xảy ra ở mỗi cá thể có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại kim loại liên quan.

Các triệu chứng cũng như dấu hiệu chung của một số loại ngộ độc kim loại nặng bao gồm:

Bệnh tiêu chảy

Buồn nôn

Đau bụng

Nôn mửa

Hụt hơi

Ngứa ran ở vị trí các chi như: Bàn tay và bàn chân

Ớn lạnh

Trẻ em bị ngộ độc kim loại nặng có thể có xương bị hình thành hoặc yếu đi một cách bất thường.

BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)

Theo VietnamDaily
Gót chân nứt nẻ mùa lạnh, đối phó thế nào?

Gót chân nứt nẻ mùa lạnh, đối phó thế nào?

Mùa lạnh với không khí khô và nhiệt độ thấp là nguyên nhân chính khiến làn da mất nước, dẫn đến tình trạng khô ráp và nứt nẻ. Trong đó, gót chân nứt nẻ rất dễ gặp ở nhiều người gây khó chịu và bất tiện trong mọi hoạt động.
back to top