• Ăn tỏi sai cách sẽ dẫn đến ba nguy cơ ung thư, bạn chắc chắn không biết!
• Ăn tỏi giúp phòng chống bệnh xơ nang
• Ăn tỏi giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng mạn tính
Hỏi: Tôi nghe nói tỏi là kháng sinh thực vật mạnh, có tác dụng phòng trị nhiều bệnh. Vậy nên sử dụng tỏi thế nào cho đúng? Mắc bệnh gì mới nên dùng tỏi?
Thanh Trà (Hải Phòng)
LY. Thu Hằng, TT Nghiên cứu cây thuốc và bài thuốc gia truyền cho biết:
Tỏi là cây thuộc họ Liliaceae, được tìm thấy ở khu vực Trung Á hàng ngàn năm trước đây. Tỏi được biết đến như một loại gia vị phòng chữa được nhiều bệnh. Như u bướu, nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng đường ruột và các vết thương ngoài da.
Tỏi là kháng sinh mạnh, kháng khuẩn mạnh nên thường được sử dụng khi cảm cúm. Tỏi giúp giảm ho và phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Nhiều người còn chế siro tỏi để trị đau họng như đun sôi tỏi sống trong một cốc nước. Thêm mật ong và đường để có mùi vị dễ uống. Ở nông thôn, các cụ ta xưa vẫn hay ngâm tép tỏi trong chén nước ấm làm trà tỏi để trị các bệnh viêm mũi, họng, viêm răng lợi.
Khoa học hiện đại chứng minh ăn tỏi hàng ngày có tác dụng hạ mỡ máu, hạ huyết áp và giảm ngưng tập tiểu cầu ở người lớn. Giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch do xơ vữa như nhồi máu não, nhồi máu cơ tim…
Vào mùa hè hay có mụn nhọt, trong các món ăn nên cho thêm tỏi giúp tăng tuần hoàn, tăng lượng hồng cầu, cung cấp thêm lượng máu tươi mới sản sinh ra trong cơ thể, có tác dụng trẻ hóa tế bào, chống lão hóa da, chống mụn nhọt. Tỏi cũng tăng cường sự bài tiết hormon, tăng sức sống cho tế bào và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới, làm da đẹp hơn.
Ăn tỏi đúng cách
Khi sử dụng tỏi, muốn tăng cường tác dụng thì nên nhai, nghiền nát, ăn sống tốt hơn nấu chín vì các hoạt chất trong tỏi kém bền vững trong môi trường nhiệt độ. Nhiều người ngâm rượu với tỏi để chữa bệnh nhưng do tính kém bền vững của hoạt chất trong tỏi nên tác dụng chữa bệnh của rượu tỏi không cao.
PV (ghi)