Ăn tỏi giúp phòng chống bệnh xơ nang

Ăn tỏi chứa hợp chất sunphua có thể ngăn chặn siêu vi khuẩn rất mạnh tự nhiên, vì nó có khả năng làm gián đoạn một gen kháng khuẩn đối với các bệnh nhiễm trùng mạn tính như xơ nang.

Ăn tỏi giúp phòng chống bệnh xơ nang ảnh 1

Ăn tỏi giúp phòng chống bệnh xơ nang.

Hợp chất sunfua trong tỏi có tác dụng tăng cường sức đề kháng tự nhiên giúp diệt khuẩn mạnh nhất là đối với vi trùng. Hợp chất này cũng có khả năng phá hủy các thành phần quan trọng trong hệ lan truyền vi khuẩn liên quan đến điều phối các phân tử RNA.

Ajoene có khả năng làm ức chế các phân tử RNA và điều phối 2 loại khuẩn Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. Đồng thời cũng gây tổn thương ma xát bảo vệ xung quanh vi khuẩn gọi là màng sinh học.

Khi màng sinh học bị phá hủy hoặc suy yếu, cả kháng sinh và hệ miễn dịch cơ thể có thể tấn công vi khuẩn trực tiếp và do đó loại bỏ được nhiễm trùng.

Giáo sư Tim Holm Jakobsen thuộc Đại học Copenhagen, Đan Mạch, cho biết: Chúng tôi thực sự tin rằng phương pháp này có thể giúp bệnh nhân thoát khỏi nhiều bệnh hiểm nghèo. Các bệnh nhiễm trùng mạn tính như xơ nang có thể rất nguy hiểm, nhưng hiện tại chúng tôi có đủ kiến thức và kinh nghiệm để nghiên cứu và bào chế ra một loại thuốc từ tỏi để thử nghiệm trên người.

Các hợp chất trong tỏi có thể chống lại cả hai khuẩn Staphylococcus aureus (gây nhiễm trùng da) và Pseudomonas aeruginosa (gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu) cùng một lúc. Chính vì vậy, tỏi được chứng minh là một loại thuốc hiệu quả khi được sử dụng cùng với kháng sinh để phòng ngừa bệnh xơ nang.

Kết quả nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa học.

Mai Khôi (tổng hợp)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top