Tỏi – ‘ngôi sao chống ung thư’
Tổ chức ung thư Mỹ tin rằng, tỏi là loại thực vật có đủ tiềm năng kháng ung thư đầu tiên trên thế giới, công hiệu phòng và kháng ung thư của tỏi có đến vài chục thành phần, và tỏi được vinh danh là ‘ngôi sao kháng ung thư’. Dưới đây là những lý do tại sao:
Tỏi là loại thực vật có đủ tiềm năng kháng ung thư đầu tiên trên thế giới.
1. Cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ ung thư
Các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn rất mạnh, và chúng có tác dụng ức chế và tiêu diệt helicobacter pylori, nấm và virus. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng sửa chữa niêm mạc dạ dày và oligosaccharides có thể thúc đẩy sự sinh sôi phát triển của các vi lợi khuẩn, giúp cải thiện chức năng đường ruột.
Nitrosamine là một chất gây ung thư mạnh, được hình thành bởi sự kết hợp của nitrites và các amin trong dạ dày. Tuy nhiên, tỏi có thể ngăn chặn việc chuyển đổi nitrit thành nitrosamine, các axit amin đặc biệt của nó cũng có thể làm giảm tế bào ung thư, ức chế sự tăng trưởng khối u, từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản và các khối u ác tính khác.
Các hợp chất lưu huỳnh có trong tỏi có tác dụng tiêu viêm kháng khuẩn rất mạnh, và chúng có tác dụng ức chế và tiêu diệt helicobacter pylori, nấm và virus.
2. Loại bỏ mệt mỏi, cải thiện chức năng gan, phòng và kháng ung thư
Tỏi là thực phẩm hàng ngày có nguyên tố germanium hữu cơ phong phú nhất. Nguyên tố germanium có thể làm tăng hàm lượng oxy trong cơ thể, giúp loại bỏ mệt mỏi, còn có khả năng khôi phục hệ thống miễn dịch bị tổn thương, kích hoạt đại thực bào, giảm độ nhớt của máu, giảm thiểu các tế bào ung thư xâm nhập và phá hủy độ dính nhớt của mạch máu.
Nguyên tố selen trong tỏi có thể loại bỏ độc tố, giảm gánh nặng giải độc trên gan, và cũng có thể hợp thành chất chống oxy hóa glutathione, có tác dụng điều trị tương đối tốt với bệnh viêm gan, ung thư gan, hoặc các bệnh do uống quá nhiều rượu… Đồng thời, nguyên tố selen còn được gọi là ‘vua kháng ung thư’, có thể ức chế sự tăng trưởng mạch máu xung quanh khối u và ngăn chặn nó cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào khối u.
Do đó, tỏi có tác dụng hai chiều là phòng và chống ung thư, đều có tác dụng hiệp đồng trong việc ức chế sự phát triển của khối u và ngăn ngừa khối u bị di căn.
Tỏi là thực phẩm hàng ngày có nguyên tố germanium hữu cơ phong phú nhất.
Tai họa của việc ăn tỏi sai cách
Tỏi là một vũ khí chống ung thư, ăn uống đúng thực sự có thể phòng và kháng ung thư, nhưng ăn tỏi sai cách sẽ biến ‘tỏi chống ung thư’ thay đổi thành ‘tỏi gây ung thư’!
Phương thức chế biến thức ăn sai cách, không chỉ khiến tỏi mất công hiệu kháng ung thư, mà còn sản sinh ra chất gây ung thư loại 2A – acrylamide, làm tổn thương DNA của tế bào trong cơ thể, theo thời gian, nó sẽ ảnh hưởng đến dạ dày và các cơ quan khác và gây ung thư!
Tốt nhất, bạn hãy tránh ăn tỏi theo những cách như sau:
Tỏi chiên ở nhiệt độ cao
Trong tỏi, ngoài chất lưu huỳnh và các thành phần chống ung thư khác, còn giàu các axit amin, chất béo, đường và tinh bột, các chất này bị tác động ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra acrylamide, sử dụng trong thời gian dài sẽ chuyển hóa thành các chất gây ung thư. Các món lẩu có tỏi thường ở nhiệt độ tiểm ẩn gây nhiều nguy cơ bị ung thư, bên cạnh đó các món chiên cùng với tỏi cũng rất dễ gây bệnh.
Trước khi nấu khoai tây hoặc xào các món khác nếu cho tỏi ở nhiệt độ cao, bạn có thể cho thêm nước cốt chanh.
Chuyên gia kiến nghị: Trước khi nấu khoai tây hoặc xào các món khác nếu cho tỏi ở nhiệt độ cao, bạn có thể cho thêm nước cốt chanh. Vitamin C trong quả chanh có thể ức chế sự hình thành acrylamide, cũng có thể ngăn cản phản ứng gốc tiêu hóa trong cơ thể bị đứt đoạn, và ngăn chặn sự nitro hóa trong cơ thể. Đồng thời, vitamin C cũng có công hiệu nhất định đối với sự phát triển của tế bào ung thư.
Ăn tỏi sống với số lượng nhiều
Chất allicin của tỏi sống là mạnh nhất, nhưng tính kích thích của nó cũng là mạnh nhất, tiêu thụ quá mức sẽ kích thích dạ dày. Đối với những người có chức năng tiêu hóa kém, sử dụng nhiều tỏi sống cũng sẽ gây kích thích dạ dày, có thể gây nên bệnh viêm dạ dày và thậm chí còn phát triển thành bệnh ung thư dạ dày.
Chuyên gia kiến nghị: Đối với người cao tuổi, bệnh nhân bị loét dạ dày và các bệnh đường ruột, không nên ăn tỏi sống với số lượng lớn, bệnh nhân tiêu chảy không nên ăn tỏi sống.
Đối với người cao tuổi, bệnh nhân bị loét dạ dày và các bệnh đường ruột, không nên ăn tỏi sống với số lượng lớn, bệnh nhân tiêu chảy không nên ăn tỏi sống.
Ăn tỏi nướng
Tỏi nướng có thể được mô tả như là một ‘độc tố đôi’. Ở nhiệt độ cao, tỏi sản xuất acrylamide, được nướng cùng với các loại thực phẩm khác và mang chất gây ung thư benzopyrene, làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư. Do vậy, mỗi ngày, bạn phải kiểm soát lượng thức ăn nướng.
Nồng độ allicin càng cao, tác dụng chống ung thư càng mạnh, nhưng sự kích thích càng lớn thì nhiều người không thể sử dụng được.
(Nguồn: Sohu)
Theo Hà Vũ/Ttvn.vn (afamily)