Ăn hoa quả bù rau xanh có được không?

Rau xanh là nguồn dinh dưỡng giàu magiê, kali, canxi, sắt, acid folic, vitamin C…Ăn rau xanh thường xuyên là cách lý tưởng để bổ sung vitamin và muối khoáng. Tuy nhiên đối với trẻ lười ăn rau thì ăn hoa quả bù rau xanh có được không là thắc mắc của nhiều người.

•  Ăn nhiều rau xanh chữa mất trí nhớ

Hỏi: Con tôi từ bé đến lớn rất lười ăn rau. Hồi nhỏ muốn cho cháu ăn rau, tôi thường phải xay rau nấu lẫn cháo. Khi cháu sang tuổi ăn cơm, cháu nhất định không ăn rau nên tôi phải cho cháu ăn 1 bữa cháo có lẫn rau xay nhuyễn, 2 bữa cơm với các loại củ. Nếu cháu khó ăn rau, tôi có thể cho cháu ăn thay bằng hoa quả được không?

Lại Thị Nhàn (Hải Phòng)

PGS.TS Nguyễn Thị Lâmnguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng QG cho biết, rau xanh là nguồn dinh dưỡng giàu magiê, kali, canxi, sắt, acid folic, vitamin C…Ăn rau xanh thường xuyên là cách lý tưởng để bổ sung vitamin và muối khoáng.

Rau xanh có nhiều chất chống ôxy hóa, chất xơ. Một số loại vitamin có nhiều trong rau xanh thẫm màu giúp chuyển hóa các chất trong cơ thể. Mặc dù trái cây cũng rất giàu vitamin và khoáng chất nhưng trái cây không thể thay thế được rau xanh bởi hàm lượng vitamin và các chất khoáng trong rau cao hơn trái cây.

Chất xơ trong rau giúp thúc đẩy quá trình hấp thu của cơ thể với 3 nhóm thức ăn cơ bản (đạm, đường, béo). Nếu chỉ ăn đơn thuần các protein động vật thì hiệu suất hấp thu protein trong ống tiêu hóa chỉ đạt 70%, nếu sử dụng rau hiệu suất là 90%. Rất nhiều loại rau củ tốt cho trẻ như cà rốt chứa nhiều vitamin A, E nếu nấu cùng cháo sẽ tạo ra màu sắc bắt mắt, vị ngọt tự nhiên, kích thích trẻ ngon miệng.

Rau chân vịt chứa nhiều sắt, protein, chỉ cần cho trẻ ăn lượng nhỏ đã cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng. Rau đay chứa nhiều canxi, tốt cho quá trình phát triển xương và răng của trẻ. Cà chua chứa nhiều vitamin A tốt cho mắt, vitamin K tốt cho xương…Nếu trẻ lười ăn rau có thể tập cho trẻ ăn ít một rồi tăng dần. Bên cạnh việc cho trẻ ăn hoa quả, mẹ nên cho thêm rau xanh mỗi khi nấu cháo, bột, cơm cho con ăn.

PV (ghi)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top