8 tác dụng phụ của nhân sâm

Nhân sâm rất tốt cho sức khỏe khi dùng với liều lượng vừa phải, ngược lại nếu dùng không đúng sẽ gây nhiều tác hại.

Theo nghiên cứu khoa học và sách Đông y truyền lại thì nhân sâm có 6 tác dụng chính sau:

1. Giúp tăng sức đề kháng, tăng khả năng phòng vệ đối với các kích thích có hại cho cơ thể. Những người bị ngất xỉu do choáng váng, bị sốc hoặc mất máu cũng được cho dùng nhân sâm để hồi phục huyết áp, ổn định cơ thể trong thời gian ngắn.

2. Có khả năng giảm mệt mỏi, tăng khả năng tư duy và thể lực. Có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một lượng nhỏ, chủ yếu dùng để làm hưng phấn khu thần kinh, còn với lượng lớn có tác dụng ức chế.

3. Giúp cơ thể tăng khả năng miễn dịch tăng cường khả năng thực bào của hệ tế bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào “lâm ba” và globulin IgM, do đó nâng cao tính miễn dịch.

4. Có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống, vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do insulin gây nên.

5. Khoa học nghiên cứu và đã chứng minh được thân và lá của nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng làm hưng phấn hệ tuyến yên, và tuyến thượng thận.

6. Giúp tăng khả năng sinh dục ở cả nam và nữ.

Nhân sâm dùng sai sẽ gây tác hại
Nhân sâm dùng sai sẽ gây tác hại

Nhân sâm cũng có không ít tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng phải cảnh giác, đặc biệt khi dùng ở liều cao, dài ngày.

1. Mất ngủ, nhức đầu và buồn nôn: Các tác dụng phụ thường gặp nhất của nhân sâm bao gồm rối loạn giấc ngủ hoặc mất ngủ, đau đầu, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa. Những tác dụng phụ không nghiêm trọng, nhưng chắc chắn có thể gây ra rất nhiều khó chịu.

2. Vấn đề tim mạch: Nhân sâm làm tăng nhịp tim và huyết áp của cơ thể, có thể làm trầm trọng thêm một số bệnh tim từ trước. Những người có vấn đề về tim hoặc cấp cao huyết áp hoặc có tiền sử nhồi máu cơ tim không nên dùng nhân sâm trước khi tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Phụ nữ có thai và cho con bú: Nhân sâm không an toàn cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Sử dụng nhân sâm trong khi mang thai thậm chí có thể dẫn đến sảy thai và dị tật bẩm sinh. Phụ nữ cho con bú cũng nên tránh nó vì nó có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

4. Hạ đường huyết: Sử dụng nhân sâm quá liều có thể làm cho lượng đường máu trong cơ thể giảm mạnh. Bệnh nhân tiểu đường đang dùng thuốc không nên sử dụng nhân sâm vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu của cơ thể và gây ra một số tác dụng phụ.

5. Viêm mạch máu: Liều cao của nhân sâm có thể gây viêm các mạch máu trong não, có thể dẫn đến đột quỵ, sốt, nhức đầu...

6. Ức chế đông máu: Sâm ức chế đông máu vì nó hoạt động như chất làm loãng máu hoặc chống đông. Nó có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề chảy máu. Nên tránh dùng nhân sâm trước khi phẫu thuật. Những người gặp vấn đề về đông máu hoặc rối loạn chảy máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhân sâm.

7. Dị ứng: Những người bị dị ứng với nhân sâm có thể bị khó thở, ngứa, phát ban... phản ứng nặng có thể gây tử vong. Vì vậy, hãy cẩn thận nếu bạn dị ứng với loại thảo dược này.

8. Tâm thần phân liệt: Liều cao nhân sâm có thể ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể. Sử dụng nhân sâm với thuốc chống loạn thần có thể làm thay đổi mức độ dẫn truyền thần kinh ở những người bị tâm thần phân liệt hoặc chứng rối loạn tâm thần khác.

Theo bài chuyên gia
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top