Mùa hè có nên uống nhân sâm?

(khoahocdoisong.vn) - Nhân sâm là loại thuốc quý, mùa hè bồi bổ bằng nhân sâm sẽ tăng cường được thể chất, sinh tân bổ khí, chống đỡ được nóng nhiệt. Tuy nhiên, những người thể chất dương vượng thì không nên dùng.

Sinh tân bổ khí, chống nóng nhiệt

Mùa hè nóng nhiệt, khi cơ thể phải chịu nhiệt độ cao sẽ sinh ra một loại biện pháp “ứng kích nhiệt” như ra nhiều mồ hôi, mức tiêu hao năng lượng tăng lên, đặc biệt là những người ốm yếu nhiều bệnh khả năng chịu đựng kém, thực sự đòi hỏi phải bổ sung dinh dưỡng, tăng cường khả năng phòng chống nóng nực, vì thế, đây là thời cơ tốt để uống nhân sâm. Những người bình thường bệnh tật đầy người, khí hư thể nhược, hay ra mồ hôi, chóng mặt, mệt mỏi mất ngủ, hay mê, rất thích hợp dùng nhân sâm để bổ trong mùa hè.

Mùa hè lại là mùa hay phát nhiều bệnh truyền nhiễm, như viêm ruột cấp, kiết lỵ... Những bệnh này sau khi hồi phục thường sẽ dẫn đến ăn không ngon miệng, người mệt mỏi rã rời, lúc này uống nhân sâm có thể dưỡng âm ích khí, tăng cảm giác thèm ăn, nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Mùa hè lại là thời cơ tốt để “Đông bệnh hạ trị” (bệnh mùa đông trị về mùa hè”, đặc biệt với những người mắc bệnh mạn tính dễ phát vào mùa đông, như viêm phế khí quản, hen... nếu mùa hè ăn nhân sâm sẽ nâng cao được khả năng miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể khỏe mạnh, phòng ngừa và giảm thiểu phát các bệnh mạn tính về mùa đông.

Tóm lại nếu về mùa hè bồi bổ bằng nhân sâm thì sẽ tăng cường được thể chất, sinh tân bổ khí, chống đỡ được nóng nhiệt. Nhưng những người thể chất dương vượng thì không nên dùng.

Những người tránh dùng nhân sâm

Nhân sâm tuy là loại bồi bổ hảo hạng, nhưng không phải ai cũng thích hợp. Những người không nên dùng nhân sâm: Người mắc bệnh ngoại cảm như cảm, viêm gan cấp, viêm phổi cấp; Những người tiêu hóa kém, viêm nhiễm đường ruột như đầy trướng bụng, buồn nôn, ói mửa, tả lỵ...; Những người huyết áp cao thường xuyên đau cứng đầu, mặt đỏ không nên uống hồng sâm; Những người thể chất âm hư thường xuyên miệng khô họng rát, đại tiện phân khô cứng, không nên uống nhân sâm và hồng sâm.

Ngoài ra, khi dùng nhân sâm để bồi bổ, lượng dùng không nên quá nhiều để tránh gây đầy trướng bụng, ăn kém. Nếu xuất hiện những tình huống này, nên ăn củ cải sống và uống nước chè.

Nếu như uống bừa một lượng lớn nhân sâm, hoặc uống nhân sâm và chế phẩm nhân sâm lâu ngày không đúng cách thì dễ dẫn đến ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng huyết áp tăng, chảy máu cam, tinh thần hưng phấn cao độ, bồn chồn không yên, mất ngủ, dễ bị kích động thần kinh, dễ nhạy cảm, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn, co giật, ở trẻ nhỏ dậy thì sớm... gọi là hội chứng ngộ độc nhân sâm.

Nếu xuất hiện hội chứng ngộ độc nhân sâm, phải lập tức ngừng uống nhân sâm và các chế phẩm từ sâm rồi dùng các phương pháp thích hợp sau để chữa trị:

1 - Thái phục tử đập vỡ 30g sắc uống và uống nước củ cải vừa lượng.

2 - Thái phục tử, hương phụ, sài hồ, thiên đông, mạch đông, viễn chí, câu thăng mỗi loại 15g, ngũ vị tử 10g, đại táo 5 quả, cam thảo tươi 10g sắc uống, mỗi ngày 1 thang, bệnh khỏi thì ngừng.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top