7 nhóm người không nên ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là thực phẩm bổ dưỡng giúp cải thiện tình trạng đau đầu chóng mặt, suy nhược cơ thể, thiếu máu,... Thế nhưng không phải ai cũng ăn được.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người bị bệnh gout

Các nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra trong một quả trứng vịt lộn có chứa tới 60 chất dinh dưỡng khác nhau trong đó có các chất chính là protein, lipid, canxi, photpho, năng lượng, vitamin các nhóm A, B, C, beta carotene, gluxit, sắt và lượng lớn choresterol…

Hàm lượng chất cholesterol và protein có trong trứng vịt lộn rất cao, không tốt cho cơ thể bệnh nhân bị gout vì bị bệnh này cần tránh nạp protein.

Khi hàm lượng protein trong cơ thể và máu tăng sẽ làm tăng sự tổng hợp acid uric, giảm khả năng bài tiết của thận. Khi đó acid uric sẽ tích tụ lại nhiều hơn và dẫn đến triệu chứng đau, viêm sưng nghiêm trọng hơn với người bị gout.

Người bệnh cao huyết áp: Huyết áp sẽ gia tăng khi cơ thể bạn nạp vào 1 lượng đạm và cholesterol lớn. Lời khuyên tốt nhất là những người mắc bệnh huyết áp cao nên tránh xa trứng vịt lộn.

Người bị bệnh thận

Những bệnh nhân mắc bệnh thận đều sẽ gặp vấn đề lớn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, lượng nước tiểu giảm khiến thận không thể lọc hết mọi độc tố ra khỏi cơ thể. Trong khi đó, việc ăn trứng vịt lộn sẽ làm cho lượng urê trong cơ thể tăng cao, gây tổn thương thận, thậm chí nhiễm độc đường tiết niệu. Vì người mắc bệnh thận nên quá trình trao đổi chất diễn ra khó khăn, lượng nước tiểu thấp nên không thể thải hết độc tố ra ngoài cơ thể vì thế người bị bệnh thận không nên ăn trứng vịt lộn.

Người mắc bệnh về gan, tỳ vị: Tỳ vị và gan có nhiệm vụ sàng lọc chất độc hại trong cơ thể. Bên cạnh đó trứng vịt lộn có tính hàn sẽ khiến người bệnh gan và các bệnh tỳ vị dễ đầy hơi, khó tiêu, thậm chí là bị đau bụng.

Trẻ dưới 5 tuổi

Cha mẹ không nên cho trẻ em dưới 5 tuổi ăn trứng vịt lộn. Hệ tiêu hóa của trẻ lúc này vẫn chưa thực sự trưởng thành, chỉ nên cho ăn hạn chế để tránh tình trạng chướng bụng, đầy hơi, ậm ạch khó tiêu thậm chí là tiêu chảy.

Phụ nữ mang thai

Trứng vịt lộn có lượng đạm cao, ăn nhiều chậm tiêu, sinh nhiều cholesterol. Giai đoạn cuối thai kỳ lại càng phải lưu ý vì bà bầu “nạp nhiều năng lượng” quá cũng không tốt, không nên ăn hằng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm có hại cho thai nhi.

Người đang bị sốt

Trong trứng vịt lộn chứa hàm lượng protein cao, người ăn trứng vịt lộn sẽ có nhiệt độ cơ thể cao hơn người không ăn vì vậy nếu những người đang bị sốt mà ăn thì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, dễ bị co giật và biến chứng lên não.

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Nên ăn trứng vịt lộn vào thời điểm nào: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu. Chú ý không được ăn trứng vịt lộn thường xuyên

Không ăn trứng vịt lộn vào bữa tối: Vào bữa tối, khi cơ thể đã mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, bạn không nên trứng vịt lộn. Chất bổ trong trứng sẽ không được hấp thụ, tiêu hoá gây khó chịu cho dạ dày.

Nên ăn trứng vịt lộn cùng rau răm: Theo Đông y, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top