7 cách phòng chống say xe không cần thuốc đơn giản nhất

chống say xe ô tô, ngoài việc ít di chuyển, không uống rượu, ăn quá nhiều… thì những ai thường xuyên say xe ô tô cần phải bỏ túi 7 mẹo nhỏ phòng chống say xe không cần thuốc dưới đây:

1. Chống say xe bằng gừng tươi:

Theo đông y, gừng có vị cay, tính âm, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc.

Gừng sống còn có tác dụng phát tán phong hàn, chống nôn ói. Vì thế nếu ai đi ô tô hay bị say xe thì nên sử dụng gừng để chống say xe vừa dễ lại vừa đảm bảo hiệu quả, không gây các tác dụng phụ.

Cách chống say xe bằng gừng tươi như sau: Trước khi khởi hành khoảng 30 phút, dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát rồi hòa với một cốc nước ấm để uống.

Đồng thời, trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng.

Nếu những ai không sử dụng được trà gừng sống thì có thể dùng kẹo gừng ngậm vì trong kẹo gừng có chất ngọt sẽ giúp người đi xe ô tô tăng cường tuần hoàn não bớt chóng mặt, đau đầu.

Hoặc cũng có thể cắt một lát gừng tươi cầm trên tay, lúc ngồi trên xe ô tô đặt ở dưới lỗ mũi để cho mùi vị hăng, cay bay vào trong mũi.

Ngoài ra, có thể lấy một miếng gừng dán vào rốn, lấy băng bông dính lại là được.

2. Chống say xe bằng vỏ quýt:

Cách chống say xe bằng vỏ quýt được khá nhiều người áp dụng bởi nó khá đơn giản. Trước khi lên xe khoảng 1 tiếng, lấy 1 quả quýt bóc vỏ, sau đó dùng vỏ quýt đặt vào giữa hai lỗ mũi để mùi quýt át hết tất cả các mùi trên xe. Khi vỏ quýt hết mùi thì tiếp tục lấy tay nặn cho bắn ra những tinh dầu có kèm theo mùi thơm, có thể hít 10 lần như vậy.

Trong khi ngồi trên xe cũng có thể làm như thế bất cứ lúc nào.

3. Chống say xe bằng lá trầu:

Ngoài chống say xe bằng gừng tươi, vỏ quýt thì chống say xe bằng lá trầu cũng được rất nhiều người áp dụng.

Theo đông y, lá trầu sẽ có tác dụng làm ấm vùng rốn, vì vậy trước khi khởi hành bạn ngắt 1 ít lá trầu cho vào túi, khi ở trên xe lấy 1 – 2 lá cầm tay để thi thoảng ngửi sẽ “át” mùi của xăng xe, và cản trở gió, khiến bạn không mệt mỏi, say xe.

Hoặc cũng có làm theo cách, trước khi lên xe khoảng 15 phút, bạn có thể vo nát 3-4 lá trầu, sau đó đắp vào rốn, dùng chiếc vải xô, khăn mùi xoa lót, rồi dùng băng dính hoặc khăn buộc cho lá trầu cố định ở vùng rốn.

4. Chống say xe bằng dấm ăn:

Mọi người đừng tưởng dấm ăn chỉ dùng để chế biến món ăn thôi nhé. Dấm ăn có khá nhiều công dụng, trong đó còn được dùng để chống say xe.

Trước khi lên xe, bạn có thể uống một ly nước ấm có pha dấm. Làm như vậy, bạn có thể phòng chống tình trạng say xe.

5. Chống say xe bằng miếng dán cổ tay và rốn:

Một cách chống say xe cũng khá đơn giản nữa, đó là dùng miếng dán cổ tay và rốn. Những miếng dán này có hạt nhựa nhỏ để tạo áp lực lên cổ tay, giúp mọi người khi đi xe không bị say xe. Bạn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách ấn nhẹ phần giữa hai dây chằng khoảng 3 cm và lùi về phía cùi chỏ.

Dùng thêm một miếng cao giảm đau hoặc dán cao Salonpas vào rốn. Đây là cách giúp giữ ấm vùng bụng của bạn.

6. Chống say xe bằng bánh mì:

Bánh Mỳ là loại thức ăn rất được ưa chuộng khi lên tàu xe. Khi ăn bánh mì, tuyến tụy sẽ tiết ra trypsin. Men này trao đổi chất với axit amin trong bánh mì có tác dụng trấn tĩnh thần kinh.

Ngoài ra, ngửi một mẩu bánh mỳ có thể giúp giảm bớt mùi tàu xe, giảm cảm giác say xe. Đó là lý do vì sao ở các bến xe rất hay bán bánh mỳ.

7. Chống sau xe bằng ấn huyệt nội quan:

Khi say xe có thể dùng ngón tay cái ấn vào huyệt nội quan (huyệt nội quan nằm ở bên khớp cổ tay, trên vân ngang cổ tay, khoảng giữa ngón tay giữa và gân mu bàn tay. Cách này thường được các bác sỹ đông y áp dụng.

Theo Infonet

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top