6 sai lầm khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết để tránh

Gừng có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người đã mắc sai lầm khi sử dụng gừng trong ăn uống cũng như làm thuốc chữa bệnh.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Gừng tươi từ lâu đã được người dân sử dụng vừa là món ăn, vừa là bài thuốc. Gừng có thể được sử dụng tươi, khô, bột, hoặc nước ép...

Gừng có thật sự tốt không?

Phòng ngừa cảm lạnh

Do thời tiết mùa hè nóng nực, mọi người có xu hướng thích ăn đồ lạnh, ngồi điều hòa để làm mát người. Ăn nhiều đồ lạnh dẫn đến tỳ vị hư hàn. Gừng có tác dụng ôn trung tán hàn, giảm đau, bảo vệ tốt cho dạ dày.

Tăng cảm giác thèm ăn

Vào mùa hè, cảm giác thèm ăn của bạn sẽ giảm. Khi cơ thể không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, bạn rất dễ bị ốm. Chất Gingerol trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác của lưỡi, tác dụng khai vị, bổ tỳ, tăng cảm giác thèm ăn.

Giải độc và khử trùng

Gừng có tác dụng diệt khuẩn và giải độc. Nước gừng có thể dùng để súc miệng, trị hôi miệng và viêm nha chu.

Giúp trừ gió giải hàn

Trời nóng dễ xuất hiện các triệu chứng tỳ vị hư hàn. Gừng tươi có tính ấm, giải hàn, giảm đau, có thể giải quyết tình trạng bị nhiễm lạnh.

6 sai lầm nghiêm trọng khi ăn gừng gây hại cho sức khỏe, bạn cần biết để tránh

Không ăn quá nhiều gừng

Gừng hiếm khi gây ra các tác dụng phụ nhưng nếu ăn với liều lượng lớn có thể gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy và kích thích miệng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể bị ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.

Không ăn nhiều gừng mọc mầm

Gừng mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng rất nguy hiểm nếu dùng. Vì khi chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan.

Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có thể làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Không dùng khi bị trúng nắng

Nước gừng tươi chỉ thích hợp với những người phong hàn cảm mạo, hoặc vị hàn phát nhiệt sau khi dầm mưa. Bạn cũng không được dùng cho những người bị cảm mạo thử nhiệt hoặc cảm mạo phong nhiệt, càng không được dùng cho những người bị trúng nắng.

Không ăn gừng bị dập nát

Khi gừng tươi bị dập nát sẽ rất dễ tạo nên độc tố vô cùng mạnh - chất safrole. Khi ăn vào dễ gây tổn hại đến chức năng gan, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản. Vì vậy, khi lựa chọn gừng tươi, nên chọn loại gừng có màu sáng, bề mặt ngoài nhẵn, không vết xước, không dập nát biến chất.

Ăn gừng buổi tối

Thời điểm ăn gừng tốt nhất là vào buổi sáng, trong khi đó ăn gừng vào buổi tối lại đặc biệt có hại. Do trong gừng chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu; đồng thời có chứa gingerose, có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Vào buổi tối, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát, lúc này ăn gừng có tính dương, nóng, sẽ vi phạm quy luật sinh lí tự nhiên của con người, gây bất lợi cho cơ thể.

Uống nước ép gừng tươi

Uống nước ép gừng tươi có thể trị buồn nôn do bị lạnh gây ra, còn buồn nôn do những nguyên nhân khác không nên sử dụng. Nếu ăn nhiều, bạn sẽ gặp vấn đề về tiêu hóa.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top