6 loại rau củ bổ dưỡng nhưng có thể làm cho đường huyết tăng nhanh

Khi thấy đường huyết cao, bạn cần kiểm soát ngay chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm dễ làm tăng đường huyết. Dưới đây là một số loại rau củ làm tăng nhanh đường huyết.

Củ cải đường

Củ cải đường. Ảnh minh họa

Củ cải đường. Ảnh minh họa

Đúng như tên gọi là “củ cải đường”, hàm lượng đường trong loại thực phẩm này rất cao. Bởi trong thành phần có chứa chất polysacchar, sau khi nấu chín sẽ chuyển hóa hết thành đường, do đó những người có lượng đường trong máu cao không nên ăn thực phẩm này.

Củ sen

Củ sen còn gọi là liên ngẫu, là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và có ích cho sức khỏe, nhất là với người phụ nữ. Theo Đông y, củ sen có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ, bổ phế, cầm máu, tráng dương, an thần.

Củ sen. Ảnh minh họa

Củ sen. Ảnh minh họa

Đáng nói, củ sen là một thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong củ sen có chứa 70% tinh bột, nếu ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng lượng insulin. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều.

Bí đỏ (bí ngô)

Bí ngô

Bí ngô

Bí đỏ luộc có chỉ số đường huyết là 75, chứa một lượng đường hòa tan và tinh bột lớn, khi ăn nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu. Vậy nên theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiểu đường vẫn có thể ăn bí đỏ nhưng nếu không kiểm soát khẩu phần ăn dễ làm tăng đường huyết.

Ngô ngọt

Ngô ngọt. Ảnh minh họa

Ngô ngọt. Ảnh minh họa

‏‏Ngô có chỉ số đường huyết ở mức trung bình nhưng chứa nhiều tinh bột, nên vẫn có thể làm tăng lượng đường trong máu. Theo chuyên gia dinh dưỡng Mỹ Harland Adkins, trong gần 100g ngô ngọt chứa 21g tinh bột và chỉ 2g chất xơ, Chính vì vậy nên yêu thích ngô, bạn chỉ nên ăn với một lượng nhỏ, kết hợp các thực phẩm giàu protein và chất xơ.

Khoai lang

Mặc dù chất xơ trong khoai lang có thể giúp bệnh nhân tiểu đường có thể đi đại tiện đều đặn, thế nhưng lượng tinh bột dồi dào trong nó sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu sau khi vào cơ thể.

Khoai lang. Ảnh minh họa

Khoai lang. Ảnh minh họa

Chỉ số đường huyết của khoai lang cao tới 77. Đặc biệt, món khoai lang sấy dẻo, hàm lượng calo và đường cao hơn nhiều so với khoai lang luộc, nếu ăn quá nhiều món này sẽ làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Nếu bạn muốn ăn khoai lang trong hàng ngày, bạn có thể thay thế một phần món chính bằng một lượng khoai lang vừa phải.

Khoai tây

Khoai tây là thực phẩm tinh bột nguyên chất, có lượng carbohydrate tương đương với gạo và bột mì. Chỉ số đường huyết của khoai tây đạt tới 87.

Khoai tây. Ảnh minh họa

Khoai tây. Ảnh minh họa

Khoai tây được chế biến theo rất nhiều cách, không ít người rất thích ăn khoai tây chiên, thế nhưng, khoai tây chiên không chỉ có chỉ số đường huyết cao mà còn chứa một lượng chất béo trans nhất định.

Vì vậy, chúng ta không nên ăn một lượng lớn khoai tây được nấu quá chín, cách tốt nhất là ăn khoai tây hấp.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
Ai không nên uống nghệ mật ong?

Ai không nên uống nghệ mật ong?

Uống nghệ mật ong đang dần trở thành một xu hướng chăm sóc sức khỏe được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp để sử dụng hỗn hợp này.
back to top