5 thể đau bụng hay gặp

au bụng còn gọi là phúc thống, một chứng bệnh thường thấy trên lâm sàng. Trong bụng gồm có can, đởm, tỳ, thận, đại tràng, tiểu tràng, bàng quang và gồm các kinh túc thiếu dương, tức dương minh, tam âm, mạch xung nhân, đầy, tuần hành trong vùng bụng. Các tạng phủ và kinh mạch ấy nếu bị ngoại tà xâm phạm hoặc do giun, do ăn uống, do khí huyết ứ trệ… đều gây nên đau bụng.

Đau bụng do nhiều nguyên nhân

1.Khí trệ: Bụng đau và đầy trướng. Điểm đau không có cố định, buồn bực, ợ hơi, gặp khi tức giận buồn bực thì đau tăng, mạch huyền, lưỡi nhợt. Cách chữa: Sơ can, lý khí. Thuốc dùng bài tứ nghịch tán gia giảm gồm: sài hồ, chích thảo, chỉ thực, thược dược, lượng bằng nhau. Tất cả các vị thuốc tán bột mịn làm thuốc tán mỗi lần uống 12 – 16g với nước sôi để nguội. Có thể làm thuốc thang uống liều lượng có gia giảm. Tác dụng: Sơ can lý khí, hòa vinh tán uất.

2. Huyết ứ: Đau dai dẳng, đau kéo dài, đau ngày một tăng, điểm đau cố định, đau không sờ nắn được, lưỡi thâm tím, mạch sáp. Cách chữa hoạt huyết, khử ứ. Thuốc dùng bài tiểu hồi hương, can khương sao, diên hồ sách, một dược, đương quy, xuyên khung, nhục quế, xích thược, bồ hoàng, ngũ linh chi sao, sắc nước uống. Tác dụng: hoạt huyết hóa ứ ôn kinh chỉ thống.

3.Nhiệt chứng: Có hai loại, nếu ở loại thấp nhiệt, người bệnh bụng đau và đầy tức không sờ nắn được, phát sốt, buồn bực, khát nước mà không muốn uống, đại tiện hoặc lỏng, hoặc như kiết, da vàng, rêu lưỡi vàng dầy. Cách chữa thanh nhiệt, lợi thấp. Thuốc dùng bài sau: Bạch đầu ông, hoàng bá, hoàng liên, trần bì, sắc nước uống.Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chỉ lỵ. Nếu thấp nhiệt uất trệ ở can đởm, da vàng dùng bài sau: Nhân trần cao, chi tử, đại hoàng, sắc nước uống chia 3 lần/ngày.Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp.

4.Hàn chứng: Sợ lạnh hoặc có sốt, bụng đau gấp từng cơn, không khát nước, tiểu tiện trong, đại tiện nhão hoặc lỏng, bụng buồn bực, người nặng nề, lưỡi trắng nhợt, mạch trầm khẩn. Cách chữa: tán hàn, táo thấp, hoá trọc. Thuốc dùng bài: Hoắc hương, cát cánh, phục linh, hậu phác, tô diệp, bạch truật, bán hạ khúc, bạch chỉ, đại phúc bì, trần bì, chích thảo. Tán bột mịn, mỗi lần uống 6 – 12g với nước gừng và đại táo. Có thể dùng thuốc thang. Tác dụng: Giải biểu, hòa trung, lý khí hóa thấp.

5.Bụng đau do thực trệ. Bụng đau đầy sợ xoa nắn, chán ăn, ợ hơi, ợ chua, đại tiện bí hoặc lỏng, lưỡi nhợt, mạch hoạt thực. Do thức ăn không tiêu hoá được đình trệ lại nên đau và đầy. Thực trệ là bệnh thuộc thực nên đau mà sợ xoa nắn: Do ăn uống không điều độ gây tổn thương tỳ vị nên chán ăn. Tỳ vị vận hoá kém nên thức ăn không tiêu hoá được gây đau, đầy ợ hơi, ợ chua. Do thức ăn đình tích lại, khiến tỳ khí không thăng, vị khí không giáng nên tức ách, nôn mửa, đại tiện bí hoặc lỏng. Cách chữa: Hoà trung, tiêu thực.

ThS Đỗ Việt Hương, Bệnh viện Tuệ Tĩnh

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top