5 loại nước uống vào buổi sáng là "thần dược" cho sức khỏe

Uống 1 cốc nước ấm vào sáng sớm vừa giúp thanh lọc, loại bỏ độc tố tích tụ đồng thời giúp tái tạo làn da, giúp làn da khỏe mạnh hơn. Uống đủ nước sẽ đảm bảo cơ thể được tỉnh táo, sảng khoái để bắt đầu ngày mới.

Vì sao nên uống nước sau khi thức dậy?

Cơ thể nếu không được cung cấp đủ nước sẽ dễ rơi vào trạng thái tiêu cực dễ mắc phải các bệnh như viêm khớp dạng thấp, đau nửa đầu, đau thắt ngực, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, huyết áp cao, béo phì, bệnh trĩ, ung thư vú, bệnh lao phổi, sỏi thận, viêm xoang và ung thư tử cung.

Một cốc nước mỗi sáng- tưởng chừng ít nhưng lại mang đến lợi ích đáng kể cho sức khỏe.

5 loại nước uống vào buổi sáng là "thần dược" cho sức khỏe

Nước lọc

Uống gì vào buổi sáng tốt nhất thì nước lọc là sự lựa chọn đơn giản, tiện lợi và không mất thời gian của bạn một chút nào. Chỉ cần một cốc nước lọc ấm khoảng 40-50 độ C tráng ruột trước khi ăn sáng đem lại rất nhiều lợi ích như loại bỏ độc tố trong đường ruột, cải thiện hệ thống tiêu hóa, giúp bạn giảm cảm giác thèm ăn. Điều này giúp bạn giữ trọng lượng cơ thể và tránh tăng cân hiệu quả.

Sau một đêm dài, cơ thể rất cần bổ sung nước, uống nước lọc buổi sáng cũng giúp thúc đẩy trao đổi chất, nước sẽ giúp các carbonhydrate và protein lành mạnh mà bạn tiêu thụ hằng ngày chuyển hóa và vận chuyển khắp cơ thể.

Lưu ý:

Sau khi thức dậy vào buổi sáng, mỗi người nên uống 200-300ml nước lọc. Các bác sĩ khuyên buổi sáng nên uống nước ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng, cũng không quá lạnh. Nên uống từng ngụm nhỏ để nước có thời gian thấm qua thành ruột vào mạch máu và thỏa mãn nhu cầu khát của cơ thể bị thiếu nước.

Ngoài ra, những loại nước được khuyến cáo nên tránh uống khi vừa ngủ dậy đó là nước muối loãng, nước hoa quả, nước ngọt có ga, nước đường, nước trà...

Nước chanh

Nước chanh uống vào buổi sáng khác với nước chanh dùng để giải khát. Hãy pha loãng nước cốt chanh với nước ấm và không cho đường, có thể cho một thìa nhỏ mật ong. Nước chanh giúp đánh thức cơ thể, mang lại hơi thở thơm tho đặc biệt là sau một đêm say giấc.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nước chanh uống vào buổi sáng còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp da dẻ sáng mịn hơn, và còn giảm đau họng, làm dịu sự khó chịu ở cổ họng khi viêm họng, ngừa các bệnh cảm cúm và bệnh về hô hấp.

Nước nho khô

Nho khô chứa rất nhiều Vitamin, chất xơ và khoáng chất mà các bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích mọi người nên dùng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Buổi sáng thức dậy, uống một cốc nho khô, sẽ giúp loại bỏ độc tố cho gan và ruột, ổn định huyết áp, giảm cholesterol… Ngoài ra, nước nho khô uống vào buổi sáng sẽ giúp bạn nạp năng lượng cho ngày mới, hoặc bạn cũng có thể uống loại nước này trước khi tập luyện để đảm bảo bạn có đủ năng lượng.

Cách làm: Chọn 1 bát nhỏ nho khô (nên chọn khô đen hoặc nâu) và 6 bát nước lọc. Cho nho khô vào tô lớn, thêm vào 3 bát nước rồi dùng đũa khuấy sơ.

Ngâm trong khoảng 15 phút rồi lọc bỏ phần nước đi để rửa sạch nho khô. Tiếp đến, bạn cho nho khô vào nồi, đổ vào 3 bát nước rồi đun sôi trên bếp với lửa lớn. Sau khoảng 2 phút thì tắt bếp, đợi hỗn hợp nguội bớt thì đổ vào bình thủy tinh, để qua đêm.

Nước nghệ ấm

Củ nghệ vốn được xem là một “thảo dược”. Chỉ cần cho một chút bột nghệ vào cốc nước, khuấy đều là bạn đã có một thức uống bổ dưỡng rất tốt cho cơ thể.

Các nghiên cứu đã chỉ ra, nghệ có chất chống oxy hóa, giúp trẻ hóa làn da, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Ngoài ra, uống bột nghệ trợ giúp cho tiêu hóa, làm giảm triệu chứng viêm thấp khớp, tăng hệ miễn dịch và hạ thấp cholesterol gây ra bệnh tim mạch và đột quỵ

Cách dùng: Cho bột nghệ vào một cốc sạch, rồi từ từ cho nước ấm vào, vừa cho nước vừa khuấy đều hỗn hợp cho đến khi hòa tan hết bột nghệ. Sau đó, cho thêm mật ong nếu bạn muốn uống ngọt. Sử dụng đều đặn trước mỗi bữa sáng hàng ngày.

Trà gừng

Uống trà gừng vào buổi sáng có thể giảm tiêu chảy và triệu chứng khó chịu ở dạ dày, vì gừng có tính dược khá mạnh. Hơn nữa gừng giúp cơ thể giảm đau cơ, nhức mỏi. Uống trà gừng sau khi tập luyện buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe.

Theo Đời sống
Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Mặc dù là nguồn cung cấp carbohydrate nhưng khoai lang có chỉ số đường huyết (GI) từ thấp đến trung bình, tùy thuộc vào phương pháp nấu mà làm chậm quá trình giải phóng năng lượng trong máu, từ đó kiểm soát lượng đường tăng đột biến.
Ai không nên ăn rươi?

Ai không nên ăn rươi?

Thịt rươi rất thơm, ngon, bổ dưỡng và có nhiều chất đạm hơn cả cua, tôm, ghẹ. Tuy nhiên không phải ai cũng ăn được món này.
back to top