4 loại trà thảo dược giúp đẩy lùi triệu chứng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng gây ra các triệu chứng khó chịu như nghẹt mũi, chảy nước mũi hay ngứa mắt. Dưới đây là một số loại trà thảo dược giúp đẩy lùi triệu chứng viêm dị ứng.

Trà xanh

Loại trà này đã được chứng minh là giúp cản trở sự kích hoạt của tế bào mast (là tế bào có nhiệm vụ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật và hỗ trợ chữa lành vết thương bằng cách giải phóng các chất như histamine và leukotrienes) và ngăn chặn giải phóng histamine.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên nhân là nhờ loại trà này chứa hàm lượng catechin methyl hóa và cpigallocatechin gallate (EGCG) cao - cả 2 hợp chất này đều được biết đến với tác dụng chống dị ứng, đặc biệt là dị ứng với phấn hoa tuyết tùng, một nghiên cứu năm 2013 trên NCBI cho biết.

Trà nghệ (Curcuma longa)

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong một nghiên cứu, củ nghệ đã được chứng minh là có đặc tính chống dị ứng ngăn chặn sự giải phóng histamine từ tế bào mast nhờ chất curcumin. Curcumin cũng nổi tiếng với đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn nhằm hỗ trợ chức năng miễn dịch. Uống trà nghệ giúp giảm kích ứng và sưng tấy do viêm mũi dị ứng.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nó giúp giảm phản ứng dị ứng ở động vật. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm trên người để xác nhận và kết luận về những kết quả này.

Trà gừng mật ong

Gừng, mật ong là một trong những nguyên liệu rất dễ tìm kiếm. Gừng có vị nồng, cay, có khả năng chữa trị rất nhiều căn bệnh. Đặc biệt là do có chứa hoạt chất Histamin nên gừng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm đau đầu, chảy nước mũi và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.

Một nghiên cứu năm 2020 trên BMC cho thấy chiết xuất gừng và loratadine (một loại thuốc điều trị dị ứng) đều cho công dụng tốt như nhau và cả hai đều cải thiện triệu chứng mũi ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng. Chiết xuất gừng cũng gây ra ít tác dụng phụ hơn.

Trà cây tầm ma

Cây tầm ma được sử dụng phổ biến trong y học dân gian với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm từ đó có thể giúp giảm các triệu chứng dị ứng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Một đánh giá năm 2018 trên MDPI cho thấy tác dụng của cây tầm ma lên các thụ thể và enzyme có liên quan tới phản ứng dị ứng và đây là bằng chứng hữu ích cho ứng dụng chiết xuất cây tầm ma vào phương thuốc điều trị triệu chứng viêm mũi dị ứng thông thường.

Theo Đời sống
back to top