Uống trà sả có tác dụng gì?

Sả không chỉ là gia vị để chế biến món ăn mà còn là nguyên liệu để làm trà thảo mộc. Trà sả được coi là một thức uống dễ làm, thơm ngon và có niều công dụng với sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Điều chỉnh huyết áp cao

Trong cây sả có nhiều kali làm tăng quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu. Uống trà sả mỗi ngày giúp huyết áp ổn định, điều hòa nhịp tim rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch.

Hỗ trợ giảm cân

Trà sả được sử dụng như một loại trà giải độc để tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ quá trình giảm cân. Sự hiện diện của các hợp chất polyphenol và hàm lượng caffeine trong trà sả làm tăng tiêu hao năng lượng và thúc đẩy quá trình oxy hóa chất béo, do đó góp phần giảm cân.

Giúp tóc chắc khỏe, óng mượt

Sả có thể kích thích mọc tóc nhờ vào khả năng làm thông thoáng các nang tóc và ngăn ngừa gãy, rụng tóc. Đồng thời hàm lượng vitamin A, C dồi dào trong trà sả còn cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp da đầu và tóc khỏe mạnh.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Sả được sử dụng để giảm mức cholesterol trong máu và kiểm soát các bệnh liên quan đến tim mạch. Bởi trong trà sả chứa quercetin, một loại flavonoid được biết đến với công dụng chống oxy hóa và chống viêm giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Sả có thể giải quyết các vấn đề về tiêu hóa, vì sả hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên. Bên cạnh đó, sả có thể giảm buồn nôn, táo bón, đầy hơi và làm dịu dạ dày để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Do đó, uống trà sả thường xuyên sẽ rất hữu ích trong việc giảm cơn đau bụng, giảm viêm loét dạ dày.

Điều chỉnh huyết áp cao

Trong cây sả có nhiều kali làm tăng quá trình sản xuất nước tiểu trong cơ thể. Điều này sẽ làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu. Uống trà sả mỗi ngày giúp huyết áp ổn định, điều hòa nhịp tim rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch.

Cách làm trà sả đơn giản tại nhà

Trà sả là một loại trà thảo mộc được chế biến từ nguyên liệu chính là cây sả tươi hoặc sả khô đóng gói dạng túi lọc cùng một số loại trái cây như cam, chanh, đào, tắc và mật ong hay thêm một ít gừng, lá bạc hà để tăng thêm hương vị.

Nguyên liệu chuẩn bị: cây sả, nước lọc

Cách thực hiện

Làm sạch rồi cắt cây sả thành các đoạn nhỏ từ 2.5 – 3cm.

Đun sôi nước.

Bỏ phần thân sả đã cắt vào ly rồi đổ thêm nước sôi.

Ngâm sả với nước sôi trong ít nhất 5 phút.

Lọc phần thân sả ra rồi thưởng thức trà. Có thể bỏ thêm đá nếu muốn uống trà lạnh.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng sả quá liều là: Chóng mặt, khô miệng, đi tiểu nhiều, mệt mỏi,... Để hạn chế nguy cơ dùng quá liều, chuyên trang Healthline khuyến nghị mọi người nên bắt đầu với việc uống 1 cốc trà sả/ngày (khoảng 350ml), nếu cơ thể dung nạp tốt, có thể uống nhiều hơn. Ngoài ra, cần ngừng ngay hoặc uống ít lại nếu cơ thể gặp phải các tác dụng phụ trên.

Nếu đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt hay có bệnh lý nền, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng sả hằng ngày.

Theo Đời sống
back to top