3,5 triệu người Việt loãng xương: Hệ lụy dẫn đến gãy xương ở người già

Ở Việt Nam, tỷ lệ loãng xương ở những người trên 50 tuổi là khoảng 25% đối với nam giới và lên tới 40% ở nữ giới. Hệ lụy dẫn đến gẫy xương khiến người già chịu nhiều biến chứng nặng nề.

40% nữ giới trên 50 tuổi loãng xương

Bác sĩ Phạm Văn Giao, Bệnh viện K cho biết, tỷ lệ loãng xương ở người cao tuổi tại Việt Nam đang gia tăng đáng kể. Theo thống kê, hiện có khoảng 3,6 triệu người Việt Nam mắc bệnh loãng xương, trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là ở độ tuổi trên 50. Dự báo, con số này sẽ tiếp tục tăng, đạt khoảng 4,5 triệu người vào năm 2030.

Ở Việt Nam, tỷ lệ loãng xương ở những người trên 50 tuổi là khoảng 25% đối với nam giới và lên tới 40% ở nữ giới. Đây là bệnh lý có thể diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến khi xảy ra gãy xương. Đặc biệt, loãng xương chủ yếu gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và người cao tuổi.

Tình trạng này được dự báo sẽ gia tăng trong tương lai, do dân số già hóa nhanh chóng và tỷ lệ mắc bệnh loãng xương ở người cao tuổi có xu hướng tăng theo tuổi tác.

Theo ThS. BSCKI Định Thị Phạm Thúy Vân, loãng xương (xốp xương, giòn xương) là tình trạng xương liên tục mỏng dần. Mật độ xương giảm dần theo thời gian khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và bị gãy dù chỉ với chấn thương nhẹ. Gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào. Trong đó, thường gặp là gãy xương cột sống, xương đùi và xương cẳng tay. Một số xương khi bị gãy sẽ không có khả năng lành lại như xương cột sống và xương đùi. Các trường hợp này thường phải điều trị phẫu thuật với chi phí tốn kém.

Bệnh thường tiến triển âm thầm. Người bệnh có thể cảm thấy đau mỏi không rõ ràng, chiều cao giảm dần, cột sống gù vẹo. Đây là những triệu chứng chỉ được phát hiện sau một thời gian dài. Một số trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi đã có các dấu hiệu gãy xương.

Tuổi càng cao, tình trạng xốp xương sẽ càng tiến triển nặng hơn. Vì càng lớn tuổi, quá trình chuyển hóa xương có nhiều biến đổi gây ra các rối loạn trong quá trình tạo xương và hủy xương, dẫn tới giảm mật độ xương.

Loãng xương - Ảnh minh họa

Loãng xương - Ảnh minh họa

Khi người bệnh không được điều trị kịp thời hay điều trị không đúng cách, những biến chứng của loãng xương có thể xuất hiện như:

Gãy xương: Tình trạng loãng xương làm suy giảm mật độ xương, khiến xương yếu, giòn, dễ gãy. Một số trường hợp chỉ cần một sự va chạm nhẹ, cúi gập người hoặc ho, hắt hơi cũng có khả năng làm gãy xương.

Vì xương cột sống, xương đùi, xương cẳng tay, cánh tay, xương cẳng chân là các xương chịu lực tác động nhiều nhất cơ thể. Vì thế, khi bị loãng xương, đây là các xương thường bị ảnh hưởng nhất. Gãy cổ xương đùi, gãy xương cẳng tay, gãy khớp háng là tình trạng thường gặp ở người bệnh loãng xương cao tuổi.

Lún xẹp đốt sống: Tình trạng lún xẹp đốt sống do loãng xương có thể dẫn đến tàn phế vĩnh viễn. Ngoài ra, biến chứng này có thể khiến các rễ dây thần kinh bị chèn ép, gây đau nhức kéo dài. Số lượng đốt sống bị tổn thương nhiều có thể khiến tình trạng thoái hóa cột sống diễn tiến nhanh hơn.

Suy giảm khả năng vận động: Người bị loãng xương có thể bị tàn phế vĩnh viễn. Tình trạng này làm giảm chất lượng cuộc sống, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Người bệnh thường phải nằm bất động một chỗ trong thời gian dài. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng khác như viêm phổi, hoại tử, tắc mạch chi…

Nhiều hệ lụy của gãy xương

Theo BS Giao, gãy xương ở người già có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Một số hệ lụy bao gồm:Gãy xương ở người già có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Loãng xương dẫn đến nguy cơ gẫy xương ở người già - Ảnh minh họa

Loãng xương dẫn đến nguy cơ gẫy xương ở người già - Ảnh minh họa

Một số hệ lụy bao gồm:

Mất khả năng di chuyển: Gãy xương có thể khiến người già mất khả năng đi lại, dẫn đến tình trạng mất độc lập và dễ dàng bị lệ thuộc vào người khác.

Tăng nguy cơ nhiễm trùng: Nếu gãy xương liên quan đến vết thương hở, nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng xương, có thể gia tăng, điều này có thể rất nghiêm trọng đối với người già.

Bệnh lý tim mạch và hô hấp: Người già ít vận động sau gãy xương có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và hô hấp như viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).

Đau mãn tính: Người già thường có xu hướng mắc phải đau mãn tính sau khi gãy xương, điều này có thể ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng sống của họ.

Mất chức năng và giảm chất lượng cuộc sống: Gãy xương có thể dẫn đến giảm khả năng tự chăm sóc, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý, dễ dẫn đến trầm cảm hoặc lo âu.

Dễ gãy xương hơn sau lần đầu tiên: Người già có thể dễ dàng gặp phải gãy xương lần nữa, vì mật độ xương đã giảm do loãng xương, làm xương dễ vỡ hơn.

Việc điều trị và phục hồi sau khi gãy xương cần được chú trọng và thường xuyên theo dõi, đặc biệt là các yếu tố hỗ trợ như dinh dưỡng, vật lý trị liệu, và phòng ngừa loãng xương.

Theo Đời sống
Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Nhìn mờ - nguy cơ tiềm ẩn của đột quỵ

Việc nhầm lẫn giữa nhìn mờ do đột quỵ và các bệnh về mắt là một vấn đề phổ biến, sự chủ quan có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng khiến người bệnh mất đi cơ hội điều trị sớm hoặc để lại những di chứng nặng nề.
back to top