3 loại trái cây bị xếp vào 'danh sách đen' có thể gây ung thư

Hoa quả chứa nhiều vitamin, chất khoáng, vi khoáng, các axit hữu cơ... Tuy nhiên có một số loại lại có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng.

Trầu cau

Quả cau và lá trầu là món ăn cổ truyền của một vài quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu, hạt cau có chứa arecolin và arecailin có tác dụng tăng tiết dịch vị, giảm nhịp tim, kích thích thần kinh. Đó cũng là lý do vì sao sau khi ăn trầu nhiều người cảm thấy mặt mũi mình trở nên hồng hào như vừa mới uống rượu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên nhân khiến thói quen ăn trầu có thể dẫn đến căn bệnh ung thư là khi nhai, miếng trầu cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng, gây tróc vảy ở lớp thượng bì hoặc tạo nên nhiều vết trầy xước. Thêm vào đó, độc tố có trong lá trầu, cau, vôi hay thuốc lào sẽ chà xát mạnh vào vùng bị tổn thương và gây ra trọng bệnh.

Chuối chín ép

Chuối là thực phẩm phổ biến trong gia đình chúng ta thường ăn chuối chữa táo bón, chuối chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, ngừa táo bón, là một trong những lựa chọn đầu tiên để giảm cân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, chuối là loại quả dễ dập nát, để vận chuyển dễ dàng thì người bán thường hái chuối khi còn xanh sau đó ngâm chúng trong hóa chất, chất kích thích chín, chất bảo quản có chứa formaldehyde để chúng chín đều, tươi lâu. Những chất hóa học này rất có hại cho cơ thể, ăn chuối chín ép lâu ngày có thể gây dậy thì sớm cho trẻ và tăng nguy cơ ung thư máu.

Chuối chín tự nhiên sẽ có một số vết rỗ trên bề mặt, thịt mềm, mùi thơm đặc trưng. Ngược lại chuối bị kích chín vẫn cứng, không thấy mùi thơm, bề mặt trơn láng, thân chín nhưng cuống xanh… Có thể lưu ý đặc điểm này để lựa chọn chuối.

Trái cây bị thối

Đi chợ mua hoa quả, đừng vì ham rẻ mà mua hoa quả bị héo, thối mốc một phần vì lúc này chúng không còn thơm ngọt lại giàu dinh dưỡng khi lúc còn tươi. Trong nhiều trường hợp, ăn phải hoa quả chứa nấm mốc có thể đối mặt với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, chướng bụng, tiêu chảy...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nấm mốc đôi khi còn chứa độc tố nguy hiểm cho gan đó là aflatoxin, độc tố này có thể gây viêm gan và ung thư gan. Aflatoxin không chỉ phát triển trên bề mặt mà còn thâm nhập sâu vào trong thực phẩm, vì vậy hoa quả có cắt bỏ phần mốc hay được nấu chín ở 100 độ C thì nguy cơ nhiễm độc vẫn còn.

Theo Đời sống
Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Gây mê lấy ấu trùng trong tai bé 16 tháng tuổi

Dị vật sống trong tai có nguy cơ tổn thương, nhiễm trùng tai ngoài, thậm chí có thể ảnh hưởng tai giữa gây mất thính giác. Gia đình có bé nhỏ, nên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, không để thức ăn ôi thiu hay rác thải gần chỗ bé.
back to top