7 loại trái cây mẹ bầu nên hạn chế ăn

Bên cạnh những loại trái cây tốt cho sức khỏe cũng có không ít loại hoa quả mà mẹ bầu nên tránh trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số loại trái cây bà bầu nên hạn chế ăn trong thai kì để bé luôn khỏe mạnh.

Đu đủ chưa chín

Đu đủ xanh chứa hàm lượng lớn mủ và enzyme papain. Theo nghiên cứu, đây là hai nguyên nhân lớn có tác dụng gây co thắt tử cung, dẫn đến chuyển dạ sớm và sinh non. Bên cạnh đó, hợp chất papain trong đu đủ xanh khi được hấp thụ cũng khiến cơ thể mẹ bầu nhầm với prostaglandin – một hormone gây chuyển dạ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do đó, tác hại nổi bật nhất của loại quả này là khiến mẹ dễ sinh non. Trong 3 tháng đầu, khi các màng quan trọng bảo vệ thai nhi chưa đủ chắc chắn, điều này còn dẫn tới sảy thai. Vì vậy, mẹ hãy kiêng ăn đu đủ chưa chín để tránh sinh non và sảy thai ngoài ý muốn.

Me

Me chứa axit oxalic, một hợp chất tự nhiên có khả năng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu và thai nhi. Khi hấp thụ quá mức, axit oxalic sẽ cản trở quá trình hấp thụ canxi và các khoáng chất khác trong cơ thể, khiến mẹ và bé gặp tình trạng thiếu dưỡng chất trong thai kỳ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngoài ra, me cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như ợ chua, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy và khó tiêu. Vì vậy, bà bầu nên kiêng ăn loại quả này để không gây áp lực cho đường ruột cũng như giúp bé hấp thụ được nhiều dưỡng chất nhất có thể.

Quả thị

Quả thị là một trong những loại trái cây bà bầu không nên ăn bởi hàm lượng cao tanin – một hợp chất có trong các loại trà đặc và cà phê. Hợp chất này khi đi vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt và kẽm, khiến bà bầu dễ bị thiếu máu và suy dinh dưỡng trong thai kỳ. Bên cạnh đó, tanin còn cản trở quá trình vận chuyển axit folic tới thai nhi, làm tăng nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh nghiêm trọng về não bộ và hệ thần kinh.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Đối với nhiều mẹ bầu, ăn quá nhiều thị cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, ợ nóng, đau bụng và tiêu chảy. Vì vậy, để duy trì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và khả năng hấp thụ dưỡng chất tối ưu, mẹ nên kiêng ăn quả thị trong thai kỳ.

Quả đào

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quả đào chứa hàm lượng đường và axit cao, do đó dễ gây nhiệt miệng và các vấn đề về đường huyết cho mẹ bầu. Trong nhiều trường hợp, hàm lượng folate cao trong quả đào có thể làm tăng lượng axit folic trong cơ thể mẹ, gây chuột rút, nổi mẩn và buồn nôn.

Tuy nhiên, do đây là loại quả giàu vitamin A, C và khoáng chất, mẹ vẫn nên ăn đào, nhưng ăn với đúng số lượng, khoảng 1 quả mỗi lần, 2 – 3 ngày ăn 1 lần theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế.

Dứa

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dứa chứa hàm lượng lớn hợp chất bromelain, có tác dụng làm mềm tử cung và hỗ trợ chuyển dạ. Do đó, tương tự với đu đủ xanh, nếu mẹ ăn quá nhiều dứa vào thời kỳ đầu của thai kỳ, đặc biệt là tam cá nguyệt thứ nhất, sinh non hay sảy thai hoàn toàn có thể xảy ra. Để tránh những biến chứng kể trên, mẹ nên hạn chế hoặc kiêng hẳn dứa trong khi mang thai.

Nho

Bà bầu không nên ăn quá nhiều nho, vì lượng đường trong quả nho khá cao (16g đường/100g nho). Do đó, nếu ăn nho quá mức sẽ khiến bà bầu thừa cân, có thể mắc chứng tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, khi trồng nho, nhà vườn có thể dùng thuốc trừ sâu sulfur dioxide, hóa chất này có thể khiến bà bầu khó thở khi mang thai và viêm phế quản.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, trong vỏ của quả nho còn chứa hợp chất resveratrol gây ảnh hưởng đến quá trình điều tiết estrogen. Nếu bà bầu thiếu hụt estrogen sẽ làm cho sự vận chuyển máu tới thai nhi bị gián đoạn. Vì vậy, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, bà bầu không nên ăn nhiều hơn 160g nho/ngày.

Vải

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quả vải bên cạnh việc chứa nhiều đường và ảnh hưởng đến sức khỏe của bà bầu tương tự như nhãn thì vải còn chứa hàm lượng đồng khá cao. Nếu tiêu thụ quá nhiều đồng trong thai kỳ, thai nhi sẽ dễ gặp các vấn đề như suy dinh dưỡng, động kinh...

Theo Đời sống
back to top