6 lợi ích "vàng" từ quả quýt đối với bà bầu

Là một trong những loại trái cây giàu vitamin C, quả quýt được xem là thực phẩm thích hợp cho bà bầu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, mẹ bầu nên sử dụng quả quýt một cách hợp lý, đúng cách để đảm bảo sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giá trị dinh dưỡng tuyệt của quả quýt

Trong quả quýt có chứa hàm lượng vitamin C rất cao và dễ hấp thu vào cơ thể, thực sự là một loại trái cây “thân thiện” với con người. Bởi vì nếu trong chế độ ăn uống hằng ngày mà thiếu hụt vitamin C rất có thể gây trở ngại cho chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến đại não.

Bên cạnh thành phần vitamin C phong phú thì trong quýt còn chứa nhiều Carotene, có tác dụng ứng chế sự hình thành các chất gây ung thư, đồng thời còn làm “mềm hóa” và bảo vệ các mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm cholesterol và mỡ máu.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, mỗi ngày uống 3 ly nhỏ nước ép quả quýt có thể giúp tăng hàm lượng Lipoprotein mật độ cao (HDL) trong cơ thể, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nước ép quýt còn có một loại thành phần hóa học đặc thù bao gồm Flavonoid và Citrin, có khả năng xúc tiến HDL tăng lên, đồng thời vận chuyển Lipoprotein mật độ thấp ra ngoài cơ thể.

Các chuyên gia sức khỏe còn khuyến cáo, thường ăn quýt còn có công hiệu phòng ngừa bệnh nang gan. Ngoài ra, hương thơm từ quả quýt còn giúp giảm bớt áp lực tâm lý cho con người, đặc biệt hỗ trợ điều tiết tâm trạng cho phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng.

Bà bầu ăn quả quýt được không?

Tuy trái quýt có kích thước khá nhỏ nhưng được đánh giá là loại quả cung cấp rất nhiều dưỡng chất thiết yếu, kể đến như nhóm chất chống oxy hóa flavonoid, vitamin A, vitamin C hay các khoáng chất kali, magie, đồng,…Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ rằng bà bầu hoàn toàn có thể ăn quýt để tăng cường sức khỏe cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của em bé trong bụng.

Bà bầu nên ăn quýt trực tiếp thay vì uống nước ép đóng chai và chỉ nên ăn từ 3 - 4 quả mỗi tuần.

6 lợi ích "vàng"

Giúp hạn chế bị ốm nghén

Ốm nghén là tình trạng hầu hết mẹ bầu gặp phải trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian này, mẹ bầu thường xuyên ăn quýt sẽ bổ sung được lượng vitamin C cần thiết, làm mát gan, giải nhiệt, xua tan những khó chịu và buồn bực trong người. Đặc biệt, chất tinh dầu có trong vỏ quýt còn có thể giúp mẹ bầu thấy dễ chịu, vui vẻ, thoải mái hơn. Nhờ vậy, tình trạng ốm nghén sẽ giảm đi rõ rệt.

Quýt cung cấp nhiều canxi cho bà bầu

Trong quả quýt chứa đến 22mg canxi. Đây là một khoáng chất vô cùng cần thiết cho cơ thể, giúp ổn định huyết áp và làm dịu thần kinh cho mẹ bầu. Trong thai kỳ, mẹ bầu ăn quýt đều đặn sẽ được cung cấp lượng canxi đầy đủ giúp xương chắc khỏe và thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.

Bảo vệ đôi mắt

Nhờ có chứa chất beta – carotene nên quýt có màu cam vàng rất đặc trưng, thậm chí hàm lượng này trong quýt còn cao hơn rất nhiều so với quả cam, tương đương với 14% nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Hoạt chất này còn được biết đến như tiền chất vitamin A, thành phần quan trọng tham gia hình thành sắc tố trong võng mạc, tăng tiết nước mắt nhằm giảm tình trạng khô mắt, mờ mắt trong thai kì.

Điều hòa huyết áp

Trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ luôn phải theo dõi và điều chỉnh huyết áp ở mức an toàn nhằm hạn chế khả năng xảy ra các tai biến sản khoa như tiền sản giật, sinh non hay nhau thai bong.

Vì thế, việc duy trì bổ sung trái quýt với lượng hợp lý trong thực đơn là rất cần thiết, giúp mẹ hấp thu khoáng chất kali – một trong những thành tố thiết yếu cân bằng nồng độ chất lỏng, loại bỏ lượng muối natri dư thừa và kiểm soát huyết áp không tăng cao đột ngột.

Hạn chế triệu chứng táo bón khi mang thai

Táo bón là tình trạng xảy ra thường xuyên ở mẹ bầu. Vì thế, trong thai kỳ mẹ bầu cần ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để cung cấp chất xơ đầy đủ. Quả quýt rất giàu cellulose và chất xơ hòa tan nên có công dụng thúc đẩy nhu động ruột, từ đó giúp nhuận tràng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.

Giúp trí lực thai nhi phát triển tốt hơn

Vitamin C trong quả quýt rất dễ được cơ thể hấp thu, và loại vitamin này lại có quan hệ không nhỏ đến trí lực của thai nhi. Một khi cơ thể mẹ bầu thiếu hụt vitamin C sẽ làm trở ngại quá trình vận chuyển các dưỡng chất đến bộ não và cả thai nhi, gây ra tình trạng trí lực của em bé trong bụng mẹ phát triển trì trệ.

Lưu ý cần biết khi bà bầu ăn quýt

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, là trái cây có vị chua dịu, ngọt thanh nên quýt khá “được lòng” các mẹ bầu, dù vậy để sử dụng loại quả này an toàn, đúng cách, cần thực hiện một số lưu ý dưới đây:

Không nên ăn quá nhiều quýt trong một bữa, tốt nhất chỉ nên ăn từ 3 – 4 trái.

Trường hợp mẹ mắc tiểu đường thai kì thì nên ăn quýt trực tiếp, nếu uống nước ép quýt thì hãy hạn chế pha thêm chất tạo ngọt.

Tránh ăn khi bụng đói, thời điểm hợp lý nhất có thể ăn quýt là sau bữa ăn chính khoảng 30 – 45 phút.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

5 loại thực phẩm không nên dùng chung với cà phê

Cà phê là món đồ uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị thơm ngon và rất có lợi cho sức khỏe khi được uống điều độ. Tuy nhiên, khi kết hợp với một số thực phẩm, cà phê có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ dưỡng chất.
Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Mì chính không rõ nguồn gốc... gây hại sức khoẻ

Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng có thể gây nguy hại sức khỏe. Đặc biệt, mì chính lại là loại gia vị mà chúng ta ăn hàng ngày. Vì vậy, người tiêu dùng cần đặc biệt lưu tâm khi mua sản phẩm.
back to top