10 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu chất đạm, cần bổ sung ngay

Chất đạm (protein) cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển, giúp sửa chữa và tạo ra những tế bào mới. Tuy nhiên nếu thiếu đạm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thèm ngọt, cơ thể hấp thụ nhiều calo

Dấu hiệu thường thấy nhất khi thiếu protein phải kể đến cảm giác thèm đồ ngọt thường xuyên. Khi cơ thể hấp thụ calo từ tinh bột nhiều hơn calo từ đạm, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo ra cảm giác đói và thèm những thực phẩm chứa đường.

Bị phù nhẹ ở chân tay

Nếu bạn cảm thấy cơ thể bị phù nhẹ, đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang giữ nước. Hiện tượng phù nhẹ ở tay và chân xảy ra khi một người nạp quá nhiều tinh bột vào cơ thể mà thiếu đi chất đạm.

Theo tạp chí muscleandfitness cứ 1 g tinh bột ăn vào, bạn sẽ tích trữ thêm 3g nước. Chính vì vậy, bạn cần cân bằng lượng tinh bột và chất đạm nạp vào cơ thể. Đồng thời tăng thêm chất đạm nếu bạn chơi thể thao thường xuyên với cường độ trung bình cao.

Tóc rụng nhiều, móng dễ gãy

Thiếu chất đạm có thể ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của tóc và móng. Nổi bật nhất phải kể đến tình trạng tóc rụng nhiều, tóc khô xơ, chẻ ngọn, móng tay, chân dễ gãy do thiếu chất đạm.

Ngủ kém

Não kiểm soát tất cả các chất cần thiết cho một giấc ngủ ngon. Khi cơ thể thiếu chất đạm cần thiết để giữ cho não khỏe mạnh, nó có thể dẫn đến sự mất cân bằng hoóc môn và sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Một chế độ ăn uống hợp lý và cân bằng đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Bất kỳ loại thiếu hụt dinh dưỡng nào, kể cả mức protein thấp, có thể dẫn đến các giai đoạn bất thường.

Hệ miễn dịch bị tổn thương

Một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng tiêu thụ đạm giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh tật. Ngược lại việc thiếu hụt chất đạm cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chức năng miễn dịch của cơ thể do bị gián đoạn sản xuất glutathione trong mô. Nguy hiểm nhất là phá vỡ cơ chế chống lại nhiễm trùng.

Xương dễ gãy

Một trong những biểu hiện của thiếu chất đạm đó là xương yếu, loãng xương và dễ gãy. Bởi chất này có liên quan đến quá trình tổng hợp canxi cũng như các khoáng chất thiết yếu đối với hệ xương khớp. Vì vậy cần duy trì lượng đạm đầy đủ để đảm bảo mật độ xương và giúp xương chắc khỏe.

Vết thương lâu lành

Thiếu chất đạm không chỉ ảnh hưởng đến đến hệ xương khớp mà còn liên quan đến cơ chế làm lành vết thương tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng nhận biết thiếu đạm nếu như vết xước hay vết đứt tay của mình phải cần rất nhiều ngày mới có thể lành lại.

Khối lượng cơ bắp bị suy giảm

Nếu nhận thấy cơ thể gầy gò, kém săn chắc và khối lượng cơ bắp giảm thiểu một cách nhanh chóng thì có thể là do thiếu chất đạm. Khi cơ thể không được cung cấp đủ protein sẽ có xu hướng bổ sung từ cơ bắp, dẫn đến mất cơ. Vì vậy, cần đáp ứng đủ nhu cầu đạm cần thiết mỗi ngày để cơ bắp luôn bền vững.

Tâm trạng thất thường

Nếu thường xuyên bị kích động hoặc tâm trạng thất thường, đó có thể là dấu hiệu bạn thiếu chất đạm. Chất đạm cung cấp acid amin cần thiết cho việc tạo chất dẫn truyền thần kinh. Thiếu hụt chất đạm có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tăng khả năng mắc trầm cảm và lo lắng.

Không nên xem nhẹ vai trò của chất đạm trong cơ thể. Để đảm có được sức khỏe toàn diện, hãy đảm bảo luôn cung cấp đủ lượng chất đạm cùng những chất dinh dưỡng thiết yếu khác qua chế độ ăn uống hàng ngày.

Theo Đời sống
Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại sức khỏe

Nước mắm là thứ gia vị không thể thiếu trong các gia đình Việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng nước mắm đúng cách. Nhiều người mắc phải những sai lầm khi sử dụng nước mắm, vô tình gây hại cho sức khỏe.
back to top