Xoa bóp giảm đau mỏi cổ vai

(khoahocdoisong.vn) - Bị đau mỏi cổ vai khi dịch Covid-19 chưa đi khám được, người bệnh có thể tự xoa bóp theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm đau, chờ hết dịch khám và điều trị sau.

Xoa bóp các cơ vùng cổ gáy: Động tác đầu tiên là bạn tiến hành xoa bóp các cơ ở vùng cổ. Người bệnh ngồi thẳng lưng, cúi đầu về trước. Sau đó dùng ngón tay cái và các ngón tay còn lại xoa bóp vùng cổ với một lực vừa phải, đồng thời bóp cơ cổ từ trên xuống 10 - 15 lần.

Đây là động tác khởi động ở vùng cổ. Động tác này sẽ giúp cho những người mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Khi thực hiện đều đặn động tác này sẽ dễ dàng khắc phục được tình trạng đau nhức, tê bì ở vùng cổ.

xoa-dau-vai-gay.jpg

Day vùng cổ gáy: Động tác thứ 2 là day vùng cổ. Đầu tiên, bạn dùng 2 ngón tay cái xoa, ấn và day mạnh vào vùng sau gáy từ 2 - 3 phút, trong khi đó các ngón còn lại ôm lên đầu. Sau đó, bạn dùng các ngón tay còn lại bấm và day các đốt sống cổ từ trên xuống từ 3 - 5 phút. Bạn hãy tập trung lực ở các đốt ngón tay nhấn vào các điểm đau lâu hơn một chút. Khi day vùng cổ, nên giữ lâu hơn một chút đồng thời ngửa cổ về một phía để tác động được sâu hơn.

Với động tác này, chỉ nên thực hiện một cách từ từ, xoa bóp trên xuống dưới rồi lại dưới lên trên thật đều tay. Đây là cách để vùng cổ dễ dàng lưu thông máu, hoạt động thoải mái và hết nhức mỏi.

Xát cổ gáy: Dùng bàn tay trái vòng sang vai gáy bên phải, xoa bóp quanh vùng cổ bên phải. Trong quá trình xoa bóp cổ, nghiêng đầu về phía bên trái và nhấn 4 đầu ngón tay tại các điểm gây đau nhức. Với bên còn lại, cũng thực hiện tương tự như vậy. Hãy lặp lại động tác này khoảng 5 - 10 lần mỗi bên, sau đó hai tay xoa bóp đều hai bên vai gáy khoảng 20 - 30 giây.

Nếu thực hiện thường xuyên động tác này, vùng cổ sẽ được xoa dịu và bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi vận động. Bên cạnh đó, động tác xát cổ gáy sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông, người bệnh cũng ngủ ngon hơn và giảm được tình trạng lo lắng, căng thẳng.

Xát vùng giữa hai xương bả vai: Người bệnh ngồi thẳng lưng, đồng thời để đầu ở tư thế thẳng. Dùng hai tay ấn nhẹ vào phần xương bả vai và xoa bóp một cách nhẹ nhàng. Sử dụng lực của ngón tay để có thể miết đều cả vùng vai gáy. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp bạn nhanh chóng giải quyết được những cơn đau mỏi sau hàng giờ phải ngồi làm việc và hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Véo gân dưới nách: Đầu tiên, đưa bàn tay trái lên cao và dùng tay còn lại véo các gân dưới nách bên đối diện sao cho cảm giác tê tức lan đến ngón tay. Giữ ở tư thế này trong khoảng 15 phút thì bắt đầu đổi bên. Với nách bên phải, cũng thực hiện tương tự như vậy. Cách làm này sẽ giúp hỗ trợ hiệu quả nhất để chữa trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng như làm giảm nhanh những cơn đau đầu khó chịu do  thoái hóa đốt sống cổ gây ra.

Xoa vuốt vùng cổ, đấm bả vai, cánh tay: Động tác này sẽ giúp bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cảm thấy thoải mái và thư giãn. Ở động tác này, chỉ nên thực hiện một cách nhẹ nhàng để cảm nhận được sự dễ chịu, thư giãn khi tiến hành xoa bóp. Đầu tiên, dùng tay xoa bóp toàn bộ vùng bả vai và cánh tay trong khoảng 10 - 15 phút. Sau đó, dùng tay phải xoa vuốt tay trái từ bả vai đến khuỷu tay cho nóng lên. Đổi bên và thực hiện tương tự như vậy. Tiếp theo, chụm khít các ngón tay, bàn tay trái rồi vỗ lên cánh tay phải và thực hiện ngược lại. Cuối cùng, nắm tay trái thành quyền rồi đấm lên cơ bắp cánh tay phải từ 3 - 5 phút rồi đổi tay.

BSCKII Hà Tường (Bệnh viện Phòng không – Không quân)

Theo Đời sống
5 loại lá thảo dược là “khắc tinh” của gan nhiễm mỡ

5 loại lá thảo dược là “khắc tinh” của gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là một trong những bệnh phổ biến về gan đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống, nhiều người tìm đến các phương pháp từ thiên nhiên để hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ.
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top