Vụ sán lợn - Nhận biết sán dây lợn trong cơ thể

(khoahocdoisong.vn) - Người nhiễm sán dây lợn (SDL) và ATSL có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng trong nhiều năm.

Ở não: Não là vị trí thường gặp nhất mà ATSL cư trú trong hệ thần kinh trung ương, từ 60 – 96%. Những nang ở não gây 7 nhóm bệnh thần kinh như: động kinh, tăng áp lực sọ não, viêm não, rối loạn tâm thần, viêm màng não, rối loạn chức năng thần kinh và thể phối hợp.

Tùy theo giai đoạn phát triển của kén sán mà mức độ biểu hiện triệu chứng thần kinh khác nhau. Các biểu hiện thường gặp: nhức đầu 48,4%, động kinh 6,2%, rối loạn tâm thần 5,2% , rối loạn thị giác 15,6%, suy nhược cơ thể giảm trí nhớ 28,1%, co giật cơ 34,3%. Bệnh nhân có thể bị liệt, đột tử. Có trường hợp ATSL còn ký sinh ở tủy sống gây liệt (đã gặp ở Bệnh viện Việt Đức).

Ở da, cơ: Thể ấu trùng dưới da và trong cơ chiếm 18,57%, chủ yếu ở cơ hoành, cơ lưỡi, cơ delta, vùng thân, vùng chi và cổ, dưới da đầu.... Biểu hiện là các nang nhỏ, bằng hạt đỗ, tròn, chắc, không đau, di động trên nền sâu và lặn sâu trong cơ dưới da. Nói chung không thấy có triệu chứng gì đặc biệt, tuy nhiên, trong các trường hợp nhiều kén, có thể cảm thấy mỏi hoặc có hiện tượng giật cơ. U nang sán sau nhiều năm sẽ bị vôi hoá, lúc này có thể phát hiện được bằng X-quang

Ở mắt: Nang ấu trùng có thể nằm trong hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thuỷ tinh thể, tiền phòng...chiếm 3,9%,. Nang sán có thể ở trong ổ mắt gây lồi nhãn cầu làm lệch trục nhãn cầy bệnh nhân có thể bị lác, nhìn đôi. Nang sán có thể ở trong nhãn cầu, bệnh nhân có thể thấy xuất hiện mờ mờ và lúc khám có thể thấy ATSL có thể ký sinh làm bong võng mạc, đĩa thị giác làm thị lạc giảm nhiều, có thể gây ra mù mắt. Nếu nghi ngờ cần soi đáy mắt để kiểm tra.

Ở cơ tim: Tùy theo ATSL ký sinh, thường ATSL ký sinh trong cơ tim dẫn tới gây rối loạn nhịp tim. ATSL ký sinh trong tim có thể ảnh hưởng tới van tim, tiến tới suy tim (tuy nhiên tỷ lệ rất thấp). Biểu hiện có thể làm tim đập nhanh, tiếng tim bị biến đổi, bệnh nhân bị ngất xỉu. Ngoài ra, ATSL có thể ký sinh ở màng phổi, ở tuyến vú, ở xương, ruột thừa và bao ngoài bó thần kinh.

Khi bị bệnh sán dây cần điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt SDL dễ gây bệnh ATSL điều trị sẽ phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Điều trị ATSL cần tiến hành nơi có phương tiện cấp cứu tốt, có bác sĩ chuyên khoa theo dõi. Sử dụng thuốc với phác đồ cần phù hợp với thể bệnh và tình trạng bệnh nhân. Trước khi điều trị ATSL cần điều trị bệnh sán lợn trưởng thành ở ruột.

GS.TS Nguyễn Văn Đề (Nguyên trưởng Khoa ký sinh trùng, trường ĐH Y Hà Nội)

Theo Đời sống
Day huyệt hạ huyết áp

Day huyệt hạ huyết áp

Để chữa cao huyết áp, ngoài việc dùng thuốc, thay đổi lối sống, y học cổ truyền có một phương pháp rất độc đáo mà ít người biết đến đó là việc tự xoa bóp huyệt vị.
back to top