Viêm amidan mạn tính khi nào phẫu thuật?

Người bệnh bị viêm amidan tái phát nhiều lần thì amidan không còn tác dụng bảo vệ mà lại trở thành ổ viêm gây hại cho cơ thể, khi đó sẽ có chỉ định cắt amidan.

Hỏi: Nhiều người nhà tôi bị viêm amidan mạn tính. Có bác sĩ khuyên mổ, có bác sĩ đề nghị theo dõi. Xin hỏi, viêm amidan mạn tính thì khi nào có chỉ định phẫu thuật?

Lê Văn Hạnh (Hà Nội)

viem-amidan.jpg1(1).jpg

ThS.BSCKII Nguyễn Quốc Dũng, Khoa Phẫu thuật Đầu cổ, Bệnh viện K: Viêm amidan mạn tính là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nguy hiểm và hay phải can thiệp ở trẻ em lứa tuổi học đường 5 - 15 tuổi. Bệnh gây nhiều biến chứng như viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa... đặc biệt là với trẻ em lứa tuổi 5 - 15 tuổi có thể gây biến chứng nguy hiểm như thấp khớp, thấp tim, áp xe amidan...

Amidan là tổ chức bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, với người bệnh bị viêm amidan tái phát nhiều lần thì amidan không còn tác dụng bảo vệ mà lại trở thành ổ viêm gây hại cho cơ thể, khi đó sẽ có chỉ định cắt amidan.

Phẫu thuật cắt amidan là phẫu thuật rất phổ biến trong các phẫu thuật tai mũi họng. Nhiều phụ huynh, bệnh nhân băn khoăn không biết khi nào cần cắt amidan cho con và người bệnh. Chỉ định cắt amidan trong các trường hợp sau:

- Viêm amidan nhiều đợt cấp từ 5 - 6 lần/năm.

- Viêm amidan gây các biến chứng như thấp tim, thấp khớp, áp xe amidan.

- Amidan có kích thước quá to, cản trở ăn uống gây ra ngủ ngáy ngừng thở khi ngủ có thể dẫn tới tử vong, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

- Viêm amidan mạn tính kéo dài, đã điều trị nội khoa tích cực trong 4 - 6 tuần nhưng bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.

- Ngoài ra, cắt amidan còn được chỉ định khi amidan có nhiều ngóc ngách chứa nhiều chất tiết gây hôi miệng, nuốt vướng, nuốt đau.

- Chỉ định cắt amidan trong các bệnh lý khối u như u lành cũng như ung thư amidan.

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top