Vệ sinh, dinh dưỡng, phục hồi chức năng cho bệnh nhân Covid-19 nặng

Bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch có một quy trình chăm sóc đặc biệt, từ miếng ăn, giấc ngủ đến các bữa phụ, các bài tập thở… đều đúng giờ, đảm bảo khoa học.
Ngoài 3 bữa chính/ngày và 3 bữa phụ xen kẽ, bệnh nhân Covid-19 nặng được thêm suất ăn lúc 20h đêm để bổ sung năng lượng.
Ngoài 3 bữa chính/ngày và 3 bữa phụ xen kẽ, bệnh nhân Covid-19 nặng được thêm suất ăn lúc 20h đêm để bổ sung năng lượng.

Anh Lê Văn Sáng, Điều dưỡng Trưởng tại Trung tâm Hồi sức Tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện T.Ư Huế tại TPHCM cho biết: “Công tác chăm sóc bệnh nhân rất quan trọng, bao gồm cả chăm sóc thể chất và tinh thần. Để người bệnh Covid-19 phục hồi tốt, bệnh viện đã xây dựng một quy trình chăm sóc toàn diện bệnh nhân như vấn đề ăn uống, làm sạch thân thể như vệ sinh, tắm rửa, gội đầu và phục hồi chức năng”.

Theo điều dưỡng Lê Văn Sáng, với bệnh nhân Covid-19 thể nặng, phải thở máy, cứ mỗi ngày 2 lần, điều dưỡng sẽ cho bệnh nhân gội đầu, vệ sinh răng miệng, lau rửa người. Khi được vệ sinh sạch sẽ, bệnh nhân không những được thoải mái, mà còn giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Về dinh dưỡng, bệnh nhân không chỉ được cho ăn 3 bữa chính/ngày và 3 bữa phụ xen kẽ, mà bệnh nhân nặng cần đảm bảo dinh dưỡng phải thêm suất ăn lúc 20h đêm để bổ sung năng lượng. Các khẩu phần ăn đều đảm bảo lượng calo đạt chuẩn theo tình trạng từng bệnh nhân có chế độ ăn đặc biệt.

Bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc toàn diện như ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, gội đầu và phục hồi chức năng.
Bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc toàn diện như ăn uống, vệ sinh, tắm rửa, gội đầu và phục hồi chức năng.

Còn với phục hồi chức năng, việc tập luyện không chỉ giúp các bệnh nhân phục hồi chức năng phổi, thông khí phổi mà các cơ, khớp cũng được vận động, hạn chế chuyển biến từ nhẹ sang nặng.

Do vậy, cứ từ 8h sáng đến 11h và chiều từ 13h30 đến 17h, các bệnh nhân được thực hành vận động ngay tại giường. Những bệnh nhân đeo máy thở mà có chuyển biến tốt hơn có thể đứng tập ngay đầu giường. 

Hiện nay, Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 trực thuộc Bệnh viện T.Ư Huế tại TPHCM đang điều trị tích cực cho hơn 300 bệnh nhân Covid-19, đều là những bệnh nhân nặng được chuyển đến từ các cơ sở y tế tuyến dưới.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top