<div> <div> </div> <p class="t-j"><strong>Xin ý tưởng, xin cả giáo án</strong></p> <p class="t-j">Trên một diễn đàn dành cho giáo viên, thời gian này liên tục thấy những đề nghị xin kinh nghiệm, góp ý, ý tưởng cho bài hội giảng, thao giảng hay chuyên đề… từ thầy cô giáo ở khắp các vùng miền.</p> <p class="t-j">“Tuần sau em thao giảng bài Tập đọc Bưu thiếp của lớp 2, các thầy cô có thể tư vấn cho em một vài ý tưởng để dạy theo hướng phát triển năng lực được không ạ? Em bí quá nghĩ mãi không ra”.</p> <p class="t-j">“Em chuẩn bị thi tiết dạy tốt bài này... Thầy cô có kinh nghiệm hướng dẫn em cách dạy phát huy năng lực của học sinh với ạ”.</p> <p class="t-j">“Sắp tới mình hội giảng toán bài 31 nhân số có ba chữ số cho số có một chữ số theo chương trình Vnen, mong các thầy cô chia sẻ ít kinh nghiệm”.</p> <p class="t-j">“Em chuẩn bị dạy thao giảng bài này… Mong các thầy các cô có thể góp ý cho em các hoạt động của bài làm sao cho sinh động được không”.</p> <p class="t-j">“Em chuẩn bị dự giờ bài này. Mong các thầy các cô có thể góp ý, chia sẻ một số cách thức tổ chức, trò chơi, các hoạt động của bài làm sao cho sinh động được không. Đây là toán 5 Vnen...”.</p> <p class="t-j">“Sắp tới Phòng Giáo dục về kiểm tra chuyên đề trường em. Em có tiết toán bài Tìm một số hạng trong một tổng. Tiết Tiếng Việt ôn tập tiết 6 và tiết 7 (lớp 2). Mong thầy cô góp ý kiến để em học hỏi và giúp em có tiết dạy tốt với. Em thật sự rất cần sự giúp đỡ của thầy cô”.</p> <p class="t-j">“Sắp tới em tập giảng bài này mà kiến thức và em còn hạn hẹp nên không biết dạy thế nào cho hay. Các cô thầy ở đây có thể cho e xin ý tưởng dạy sao cho hay với”…</p> <table class="FmsArticleBoxStyle ImageBox ImageCenterBox Border-1 image"> <tbody> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Images image "><img alt="Vào mùa hội giảng, giáo viên rộn ràng 'lên mạng' xin giáo án" src="https://khds.1cdn.vn/2020/11/07/vnn-imgs-f-vgcloud-vn_vao-mua-thao-giang-hoi-giang-giao-vien-ron-rang-xin-nhau-van-mau-2.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="FmsArticleBoxStyle-Content image_desc">Một đề nghị "xin" bài soạn thao giảng</td> </tr> </tbody> </table> <p class="t-j">Bên cạnh những lời đề nghị tư vấn, xin ý tưởng, có không ít thầy cô đề nghị xin luôn giáo án để tham khảo.</p> <p class="t-j">“Thứ 6 này em có tiết giảng bài Tổng nhiều số thập phân lớp 5. Thầy cô trong nhóm có thể cho em xin giáo án hoặc hướng dẫn em cách khai thác bài này được không”.</p> <p class="t-j">“Sắp tới em có lên chuyên đề phát triển năng lực tiết Luyện từ và câu. Thầy cô nào có giáo án phát triển năng lực hoặc ý tưởng gì để dạy cho em xin tham khảo”.</p> <p class="t-j">“Sắp tới em thao giảng 1 tiết Toán lớp 1. Em xin giáo án và phương pháp dạy bài này”.</p> <p class="t-j">“Sắp tới em lên tiết dạy bài Tiếng Việt lớp 1, Bài 9A. Các thầy cô có thể cho em xin kinh nghiệm Cách dạy và hình thức hoạt động không ạ. Hoặc cho em xin giáo án tham khảo với”.</p> <p class="t-j">Thậm chí, có cô giáo sáng hôm sau thao giảng rồi, chiều nay vẫn còn đi xin giáo án.</p> <p class="t-j">Mỗi trạng thái “xin” thường có cả chục, thậm chí cả trăm bình luận để lại địa chỉ email để “xin ké”.</p> <p class="t-j">Có người xin thì cũng có người cho. Có giáo viên tìm giáo án mình đã soạn trước đây để gửi, có giáo viên sẵn lòng tặng đồng nghiệp cả bộ file chuyên đề mình vừa thực hiện.</p> <p class="t-j">Có những người tìm và đưa thẳng những đường link bài giảng mẫu chia sẻ cho những giáo viên khác. Hay, đơn giản hơn, các thầy cô bảo nhau “Cứ lên Google, cái gì cũng có”.</p> <p class="t-j">Xin nhau tưng bừng là thế, nhưng dường như các thầy cô nhìn nhận về việc thao giảng, dạy chuyên đề lại không hề tích cực.</p> <p class="t-j">Cũng ngay trong nhóm, khi có thành viên đưa thông tin và hình ảnh về một chuyên đề hoạt động trải nghiệm lớp 1 đã diễn ra tại một trường tiểu học ở Chương Mỹ, Hà Nội thì hàng chục bình luận bên dưới đồng loạt hô <em>“Diễn”</em>.</p> <p class="t-j"><strong>Để "thao giảng" không phải là "thao diễn"</strong></p> <p class="t-j">Là nhà giáo lâu năm trong nghề, thầy giáo Nguyễn Đăng (An Giang) cho biết “quy trình” thực hiện các tiết thao giảng như sau: vào đầu mỗi năm học, các Hội đồng bộ môn cấp huyện họp và thông qua những chuyên đề thao giảng trong năm, sau đó phân công cho các trường thực hiện trong từng thời điểm cụ thể.</p> <p class="t-j">Thông thường mỗi Hội đồng bộ môn thực hiện khoảng 4-5 tiết thao giảng chuyên đề khác nhau ở các trường trên địa bàn.</p> <p class="t-j">Theo kế hoạch đó, Ban giám hiệu và tổ bộ môn của các trường sẽ lựa chọn giáo viên thực hiện tiết thao giảng. Kế hoạch được lên chi tiết theo từng bước cụ thể: Ai là người đứng ra thực hiện tiết thao giảng, ai là người sẽ cùng xây dựng, cùng soạn giáo án...</p> <p class="t-j">Sau đó là dạy thử để các thành viên trong tổ bộ môn và Ban giám hiệu góp ý nhằm hướng tới một tiết dạy chất lượng nhất.</p> <p class="t-j">Tới ngày thao giảng, ngoài đại diện của trường còn có các đại diện của trường trên địa bàn, thường là Phó hiệu trưởng chuyên môn, các tổ trưởng môn học, các giáo viên bộ môn của khối thực hiện thao giảng...</p> <p class="t-j">Một thầy giáo ở Hòa Bình chia sẻ: “Việc tập luyện cho một buổi thao giảng mất rất nhiều thời gian của cả cô và trò. Trong khi đó, nhiều người dự để dự thôi chứ làm sao giúp đỡ được vì có kinh nghiệm đứng lớp thường xuyên đâu. Hơn nữa, mọi chi tiết trong tiết dạy đều trơn tru, nhuần nhuyễn rồi nên cũng chẳng còn gì để góp ý nữa”.</p> <p class="t-j">Theo thầy giáo này, các tiết chuyên đề, thao giảng thường lớp chỉ chọn ít học sinh tham dự . “Các buổi dạy có dự giờ hay hội giảng chỉ là biểu diễn xem ai khéo thôi, chứ ngoài thực tế đố các cô dạy được như vậy.</p> <p class="t-j">Hiệu trưởng một trường tiểu học tại TP.HCM nhìn nhận rằng về bản chất, thao giảng là hoạt động dạy học nâng cao, với mong muốn là dịp để giáo viên trao đổi, học tập và rút kinh nghiệm, cho ra phương pháp dạy học tốt hơn.</p> <p class="t-j">“Tuy nhiên, đúng là đang có tình trạng giáo viên dạy rập khuôn, máy móc theo các tiết giảng mẫu mà họ tham khảo được. Vì vậy, để phương pháp này thực sự phát huy hiệu quả, Ban giám hiệu nhà trường phải thường xuyên nâng cao ý thức cho giáo viên về mục đích, ý nghĩa của những giờ dạy và học thao giảng. Từ đó duy trì các giờ thao giảng chuyên đề có sự tìm tòi sáng tạo, đổi mới phương pháp”.</p> <p class="t-j">Vị hiệu trưởng này cũng cho biết việc đánh giá chất lượng của những giờ học thao giảng một cách chính xác phải dựa trên mức độ hiểu và tiếp thu bài của học sinh. “Muốn vậy, cũng phải triệt để không để xảy ra tình trạng giờ thao giảng chỉ toàn học sinh khá giỏi, còn học sinh kém hơn thì… ở nhà”.</p> <p class="t-j"> </p> </div> <p> </p>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vào mùa hội giảng, giáo viên rộn ràng 'lên mạng' xin giáo án
Thời gian này, một trong những hoạt động được nhiều nhà trường tập trung thực hiện là các giờ thao giảng, hội giảng của giáo viên.
Bộ GD&ĐT công bố phổ điểm 5 tổ hợp xét tuyển đại học
Trao tặng bộ sách “Tiếng Việt dành cho người nước ngoài” cho Đại sứ quán Hoa Kỳ
Đẩy mạnh hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên
Nghiên cứu ở bậc đại học càng sớm càng tốt: Vì sao và Như thế nào?
Thanh tra, hoàn thiện việc biên soạn sách giáo khoa
Video: Hai nữ sinh Huế lao vào đánh nhau trong sự cổ vũ của bạn bè
Sau lời cổ vũ, kích động của đám bạn, 2 nữ sinh lớp 7 và 9 ở Thừa Thiên, Huế đã lao vào đánh nhau.
Học sinh lớp 10 đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế 2022
Cả 5 học sinh Việt Nam dự Olympic Vật lí Quốc tế 2022 đều đoạt giải. Trong đó, có 03 Huy chương Vàng, 01 Huy chương Bạc, 01 Huy chương Đồng.
Ra mắt "Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh" tại Đại học VinUni
Đại học VinUni (VinUni) và Đại học Illinois Urbana-Champaign (UIUC) - Mỹ - đã chính thức công bố ra mắt Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Thông minh VinUni-Illinois (VISHC), hợp tác hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sinh học và khoa học dữ liệu.
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng
Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập
Sáng 11/7, Sở GD&ĐT TPHCM công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập năm học 2022-2023.
Từ năm 2025 sẽ thay đổi cách thi tốt nghiệp THPT
Liên quan đến lộ trình thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ thông báo sớm về công tác thi với chương trình phổ thông mới.
Điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên Hà Nội
Ngày 9/7, Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội đã duyệt điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT chuyên năm học 2022-2023.
Thời điểm công bố điểm thi và phúc khảo tốt nghiệp THPT năm 2022
Theo kế hoạch, các sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2022 vào ngày 24/7. Thí sinh thực hiện phúc khảo bài thi từ 24/7 - 3/8/2022
Gợi ý chi tiết đáp án đề thi môn Toán THPT 2022
Theo đánh giá của các giáo viênđến từ nhóm HAD-TEK, đề thi môn Toán tốt nghiệp THPT 2022 có nhiều câu lạ, vận dụng cao, phổ điểm sẽ rơi vào khoảng từ 5-7.
Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng
Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Không để lộ, lọt đề thi tốt nghiệp THPT: Thí sinh, phụ huynh không cần ký cam kết
Thông tin học sinh lớp 12 và phụ huynh học sinh tỉnh Hà Nam ký cam kết không để lọt, lộ đề thi khiến nhiều người băn khoăn. Nhiều phụ huynh cho rằng, đây là điều không cần thiết, vô thưởng vô phạt...