<p>Bộ Y tế cho biết, Việt Nam là 1 trong 42 quốc gia có thể sản xuất được vaccine và là 1 trong 39 quốc gia được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận quản lý vaccine đạt chuẩn quốc tế.</p> <p><b>Nhiều dự án sản xuất vaccine phù hợp với khuyến cáo của WHO</b></p> <p>Đến thời điểm này, Việt Nam đã sản xuất được 10 loại vaccine, trong đó, có 8 vaccine được sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.</p> <p>Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện Việt Nam có 4 nhà máy sản xuất vaccine và đã sản xuất được nhiều loại vaccine như: vaccine lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, bại liệt, viêm gan B, viêm gan A, viêm não Nhật Bản B, tả, thương hàn…</p> <p>Đặc biệt, từ tháng 4/2018, vaccine Sởi – Rubella (MRVAC) do Việt Nam sản xuất đã được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18 tháng tuổi trong TCMR.</p> <p>Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, Việt Nam đang tích cực nghiên cứu và tự sản xuất thêm các loại vaccine nhằm bảo vệ trẻ em. Trong đó, Viện Vaccine và sinh phẩm y tế được giao thực hiện Dự án “Vaccine nghiên cứu phát triển sản phẩm vaccine cúm mùa”, phòng 3 chủng cúm cơ bản là A/H1N1, A/H3N2 và cúm B trong thời gian từ năm 2015-2019.</p> <p>Theo đó, kết quả kiểm định chất lượng và nghiên cứu tiền lâm sàng trên các mô hình động vật thí nghiệm cho thấy vaccine cúm do Viện Vaccine và sinh phẩm y tế sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, dung nạp tốt theo đường tiêm bắp và tạo được đáp ứng miễn dịch tốt trên động vật thí nghiệm phù hợp với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và quy định của Việt Nam.</p> <p>“Dự án được nghiệm thu vào tháng 5/2018 và đang chờ quyết định công nhận của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ. Dự kiến, đầu năm 2019 sẽ đưa vaccine ra thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết.</p> <div>Bên cạnh đó, Viện Vaccine và sinh phẩm y tế cũng thực hiện Dự án “Nghiên cứu sảnxuất vaccine phối hợp 5 trong 1 hấp thụ, dạng dung dịch”. Được biết, thời gian tới, Viện dự kiến sẽ tự sản xuất được vaccine 5 trong 1 (phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và Hib).</div> <p>Bộ Y tế cũng cho biết, hiện Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) cũng đang triển khai Dự án “Nghiên cứu phát triển sản phẩm vaccine viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero” và dự kiến hoàn thành vào năm 2019.</p> <p>Được biết, doanh nghiệp đang chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký lưu hành vaccine viêm não Nhật Bản trên tế bào Vero (JECEVAC) tại Việt Nam.</p> <p><b>Vaccine “made in Việt Nam” hướng tới xuất khẩu</b></p> <p>Bộ Y tế đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vaccine đáp ứng yêu cầu của chương trình tiêm chủng quốc gia, thay thế vaccine nhập khẩu và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới. “Vaccine dạng 5 trong 1 và 6 trong 1 phối hợp nhiều loại kháng nguyên là một trong những ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu và phát triển vaccine mới tại Việt Nam hiện nay. Vì vậy, việc nâng cao công nghệ để tự sản xuất các loại vaccine hỗn hợp là hết sức cần thiết và cấp bách trong thời gian tới”, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết.</p> <p>Ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ- Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, để các Dự án nghiên cứu về vaccine triển khai hiệu quả, các tổ chức chủ trì dự án cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện, bảo đảm hoàn thành đúng thời gian đã phê duyệt, chuẩn bị hồ sơ đề nghị phê duyệt các dự án cho giai đoạn tới.</p> <p>“Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ cần tăng cường hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ các dự án, nhiệm vụ trong quá trình triển khai thực hiện; xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở”- ông Nguyễn Ngô Quang nói.</p> <p>Bộ Y tế cho biết, hiện một bộ phận người dân còn tâm lý sính ngoại, chưa hoàn toàn tin tưởng vào vaccine được sản xuất trong nước. Vaccine do Việt Nam sản xuất chủ yếu phục vụ Chương trình tiêm chủng mở rộng. Vì vậy, Bộ Y tế cho rằng việc tuyên truyền, thay đổi suy nghĩ của người dân trong việc sử dụng vaccine cũng rất quan trọng./.</p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Vaccine Việt kỳ vọng xuất khẩu ra thị trường thế giới
(Khoahocdoisong.vn) - Theo Bộ Y tế, từ nay đến năm 2020, Việt Nam có ít nhất 7 loại vaccine đáp ứng yêu cầu chương trình TCMR, thay thế vaccine nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ
Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
10 sự kiện nổi bật của Ngành Y tế TP HCM trong năm 2024
Ngày 23/12, Sở Y tế TP HCM đã công bố 10 sự kiện y tế nổi bật trong năm 2024.
Thói quen xấu khiến trẻ dễ mắc bệnh tai mũi họng
Bệnh về tai mũi họng nếu không được điều trị kịp thời và dứt điểm sẽ rất dễ tái phát và dẫn đến viêm cầu thận, viêm khớp và các bệnh về tim.
80% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện muộn, dự phòng cách nào?
Khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán khi bệnh đã ở giai đoạn muộn... Vì vậy, dự phòng, sàng lọc nhằm phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm là hết sức quan trọng.
Cắt tuyến giáp ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân như thế nào?
Nghiên cứu này đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp từ trước khi phẫu thuật đến 5 năm sau điều trị.
Tưởng cúm thông thường, không ngờ nguy kịch do viêm phổi nặng
Thời tiết trở lạnh, độ ẩm trong không khí thấp làm suy yếu hệ thống miễn dịch dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp và tiến triển nhanh thành suy hô hấp có thể đe doạ tính mạng... nên cần chú ý.
5 dấu hiệu về đêm cảnh báo cơ thể đang tích tụ "độc tố"
Nếu thường xuyên xuất hiện những điều này vào ban đêm như đi vệ sinh, bốc hỏa, đổ mồ hôi,... bạn cần chú ý vì có thể cơ thể đang tích tụ độc tố.
Tự chế rượu ngâm cao lá cây để uống, người đàn ông bị nhiễm độc gan
Nhiễm độc gan do thuốc nam hầu hết xảy ra từ từ nên đa số người bệnh khi đến viện cấp cứu đã bị nặng do chất độc tích tụ trong cơ thể lâu. Đa số nhập viện trong tình trạng muộn, khi gan và thận bị suy nặng...
Đau ngón tay và gấp duỗi khó
Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
Trời lạnh... coi chừng đột quỵ, nhồi máu cơ tim
Thời tiết lạnh, không chỉ người cao tuổi mà người trẻ cũng có nguy cơ mắc đột quỵ và đột tử. Nhiều người hay nhầm lẫn khái niệm “đột quỵ” và những trường hợp tử vong đột ngột do bệnh lý tim mạch là giống nhau.
Cảnh giác với bệnh viêm não ở trẻ em
Bệnh viêm não thường khởi phát cấp tính, diễn biến nặng, tỷ lệ tử vong và di chứng cao.