18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem

(khoahocdoisong.vn) - Thông tin từ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế Từ 1/1/2018 – 30/6/2018, cả nước ghi nhận ghi nhận 4.114 trường hợp phản ứng thông thường và 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng.

Về phản ứng thông thường sau tiêm chủng: ghi nhận các trường hợp phản ứng tại chỗ (sưng, nóng, đỏ đau tại vị trí tiêm), sốt < 39oC cả trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ.

Về tai biến nặng sau tiêm chủng: Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng gồm 27 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và 3 trường hợp tai biến nặng sau tiêm các vắc xin trong tiêm chủng dịch vụ.

Các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng các vắc xin trong TCMR ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố bao gồm Ninh Bình (1 trường hợp), Phú Thọ (7 trường hợp), Bắc Giang (3 trường hợp), Thanh Hóa (5 trường hợp), Hà Nội (2 trường hợp) và Hải Dương (1 trường hợp), Sơn La (1 trường hợp), Đắc Lắc (1 trường hợp), Bình Định (1 trường hợp), Hậu Giang (1 trường hợp), Cần Thơ (1 trường hợp) và Bà Rịa – Vũng Tàu (3 trường hợp) gồm 25 trường hợp hồi phục và 2 trường hợp tử vong.

Về loại vắc xin sử dụng, trong 30 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng ghi nhận:

18 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin Quinvaxem (17 trường hợp sau tiêm vắc xin Quinvaxem – OPV và 1 trường hợp sau tiêm vắc xin Quinvaxem – OPV – Rotarix) trên tổng số 2.551.051 liều vắc xin Quinvaxem, 3.615.000 liều vắc xin OPV và 6.802 liều vắc xin Rotarix đã sử dụng. Tỷ lệ phản vệ sau tiêm vắc xin Quinvaxem là thấp hơn so với thống kê của Tổ chức Y tế thế giới.

7 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin VGB và 1 trường hợp tai biến nặng sau tiêm vắc xin BCG ( 06 trường hợp sau tiêm VGB, 1 trường hợp sau tiêm VGB-BCG, 1 trường hợp sau tiêm BCG) trên tổng số 687.545 liều vắc xin VGB và 1.403.000 liều vắc xin BCG đã sử dụng.

Các trường hợp này đã được Hội đồng tư vấn chuyên môn đánh giá tai biến trong quá trình sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cấp tỉnh họp đánh giá và kết luận, ghi nhận 24 trường hợp do trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý của trẻ (13%), 21 trường hợp phản vệ/phản ứng quá mẫn sau tiêm chủng (70%) và 5 trường hợp phản ứng sau tiêm chủng không rõ nguyên nhân (17%). Các trường hợp tai biến nặng đều được tiêm chủng theo đúng quy trình.

Theo Lan Châu

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top