Tưởng chừng thứ bỏ đi nhưng lá sen lại mang nhiều công dụng bất ngờ

Ngoài củ sen, ngó sen, hạt sen, lá sen cũng là một trong những thành phần chứa chất dinh dưỡng, là bài thuốc quý được sử dụng từ ngàn đời nay.

Lá sen là một bộ phận của cây sen, phần lá mọc trồi lên trên mặt nước. Các lá có hình khiên và to nổi trên mặt nước, không bị thấm nước. Mặt trên của lá có màu lục lam, bề mặt nhám, còn mặt dưới của lá nhẵn và có nổi gân. Mỗi phiến lá có đường kính khoảng 60 - 70 cm tùy vào điều kiện phát triển phù hợp hay không và mỗi lá có khoảng 17 - 23 gân lá xếp theo hình nan trên lá. Lá sen giòn, dễ bị nát vụn, khi nát có mùi thơm dễ chịu và có vị đắng.

Tưởng chừng thứ bỏ đi nhưng lá sen lại mang nhiều công dụng bất ngờ. Ảnh minh họa

Tưởng chừng thứ bỏ đi nhưng lá sen lại mang nhiều công dụng bất ngờ. Ảnh minh họa

Người ta thu hoạch lá sen vào các tháng trong năm, gần như suốt năm. Tuy nhiên, thời điểm lá sen cho dược liệu tốt nhất là vào tháng 7 - 9 và lúc cây bắt đầu nở hoa. Sau khi thu hoạch, lá sen có thể dùng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô để dễ bảo quản và dùng lâu dài.

Thành phần dinh dưỡng trong lá sen đa dạng có lợi cho sức khỏe như: Vitamin C, Tanin, Ancaloit, Axit hữu cơ, Coumarin, Nuxi frin, các chất chống oxy hóa như Flavonoids và Quercetin,... Chính những dưỡng chất, hợp chất này đem đến một loại nước lá sen lợi ích cho sức khỏe.

Chữa mất nước

Sau khi bị tiêu chảy, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng mất nước và điện giải, do nước mất đi theo phân. Với thành phần kali và natri dồi dào, lá sen bổ sung điện giải đã mất đi giúp cân bằng điện giải hạn chế tình trạng rối loạn điện giải. Đồng thời, lượng natri ổn định trong cơ thể sẽ hạn chế mất nước.

Chính vì vậy, lá sen là một lựa chọn tốt cho bệnh nhân tiêu chảy, tránh mất nước và rối loạn điện giải, giảm nguy cơ tử vong.

Giúp an thần

Thường xuyên làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực công việc, khiến bạn luôn mệt mỏi và suy nghĩ tiêu cực, căng thẳng thần kinh. Bổ sung nước lá sen có hoạt chất Pyridoxine giúp thư giãn mạch máu, cải thiện tuần hoàn. Từ đó, giảm được căng thẳng, thả lỏng tinh thần.

Cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm cholesterol

Natri và kali trong lá sen có tác dụng kiềm hãm huyết áp tăng, ngăn ngừa mỡ máu và làm giảm cholesterol hiệu quả. Từ đó, nâng cao sức khỏe tim mạch, kali còn giúp duy trì nhịp tim ổn định.

Chữa đau mắt

Do có chất chống oxy hóa là flavonoid và tanin trong thành phần nên lá sen có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, qua đó làm giảm tình trạng đỏ, nhức ở mắt. Mặt khác, thành phần vitamin C trong lá sen cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể trong các tình trạng viêm nhiễm.

Phòng chống béo phì

Lá sen giúp no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn, qua đó làm giảm các bữa ăn đêm gây béo phì. Ngoài ra, lá sen còn có tác dụng tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng qua đó giúp cơ thể duy trì cân nặng ổn định.

Điều trị tiêu hóa, dạ dày

Những người bị viêm loét dạ dày, táo bón,... có thể bổ sung nước lá sen để giảm tình trạng. Nước lá sen giàu chất chống oxy hóa, chống viêm, đặc biệt là lượng kali dồi dào giúp chống lại vi khuẩn gây hại, ngăn ngừa tiêu chảy.

Trị mụn nhọt, mẩn ngứa

Các hoạt chất trong lá sen có khả năng chống viêm, kháng khuẩn cao nên đem lại hiệu quả trị mụn nhọt và mẩn ngứa hiệu quả.

Giải nhiệt phòng trị cảm nắng

Theo Đông y, lá sen có tính mát nên giúp ôn lượng, "trung hòa" lượng nhiệt tỏa ra của cơ thể khi trời nắng nóng, qua đó giải nhiệt, phòng trị cảm nắng.

Ngoài ra, thành phần natri và kali dồi dào cũng giúp bổ sung các chất điện giải, cân bằng với điện giải đã mất đi theo mồ hôi trong thời tiết nắng nóng, tránh tình trạng hạ kali máu có thể dẫn tới tử vong.

Theo Đời sống
Ai không nên ăn chôm chôm?

Ai không nên ăn chôm chôm?

Chôm chôm là trái cây nhiệt đới thơm ngon, chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số người được khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn chôm chôm vì có thể đe dọa sức khỏe.
back to top