Từ chợ đến bán hàng online: Bát nháo thực phẩm Tết “nhà làm”!

(khoahocdoisong.vn) - Củ kiệu, giò chả, các loại mứt "nhà làm", gia truyền dành cho Tết… lại xuất hiện bát nháo từ chợ đến nhiều trang mạng online. Theo Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM, hình thức kinh doanh online mặc dù hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn nhiều thách thức...

Đủ màu sắc đồ “nhà làm”

Tại chợ Bình Tây (quận 6, TPHCM), kiệu chưa sơ chế giá 160.000đ, đã sơ chế và ngâm sẵn, mua về ăn luôn có giá 300.000 - 350.000đ/kg (tùy loại).

Tại khu chợ này, người mua có thể nhìn thấy hàng loạt thau kiệu, củ sen được ngâm trắng nõn, không được che đậy...

Tại khu chợ này, người mua có thể nhìn thấy hàng loạt thau kiệu, củ sen được ngâm trắng nõn, không được che đậy... 

Tại khu chợ này, người mua có thể nhìn thấy hàng loạt thau kiệu, củ sen được ngâm trắng nõn, ruồi nhặng “vô tư” bay trên những thau dưa món phơi trần ra giữa chợ, người bán không buồn che đậy, chẳng buồn đuổi…

Còn tại chợ Căn cứ 26 (quận Gò Vấp, TPHCM), các loại mứt dừa, mứt bí, bánh chưng, giò chả, lạp xưởng… đủ màu sắc. Theo lời giới thiệu từ người bán, các loại bánh trái Tết này đều do người nhà ở quê làm đưa lên bán. Hàng thủ công nên sạch sẽ, an toàn, không chất bảo quản, không phẩm màu… Những miếng mứt chùm ruột đỏ sậm, mùi ngọt lịm… không một miếng giấy để tên nơi sản xuất, hạn sử dụng, thành phần…

Kiệu... nhà làm.

Kiệu... nhà làm. 

Hơn thế nữa, cứ gần đến Tết, nhiều người dân lại săn lùng các loại đặc sản làm quà biếu. Trong thời điểm dịch Covid-19, việc mua bán thực phẩm qua mạng lại càng có xu hướng phát triển mạnh vào dịp Tết Tân Sửu 2021.

Tại các trang bán hàng online, hàng Tết “nhà làm” cũng nhộn nhịp, theo kiểu “nhà làm gửi lên phố một ít, muốn chia lại cho mọi người ăn thử món ngon”... hay món ăn Tết theo công thức gia truyền…

Mứt xanh, mứt đỏ... đến hẹn lại lên được bày bán khắp chợ vào dịp lễ, Tết.

Mứt xanh, mứt đỏ... đến hẹn lại lên được bày bán khắp chợ vào dịp lễ, Tết. 

Theo Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM, hình thức kinh doanh này mặc dù hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn nhiều thách thức trong quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc khi nguồn hàng hầu như không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

Cơ sở đăng ký trên mạng đa phần là "địa chỉ ảo"

"Mua - bán thực phẩm qua mạng là một cách phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Bên cạnh hệ thống cửa hàng lớn bán theo hình thức online, hầu hết các cơ sở bán hàng online tự phát đều không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, không có đăng ký kinh doanh”, PGS.TS.DS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM cho biết.

Vấn đề lớn nhất khi mua hàng “nhà làm” qua mạng là nếu gặp vấn đề, người mua thường không biết khiếu nại ai. Việc truy tìm rất khó khăn bởi những cơ sở đăng ký trên mạng đa phần là "địa chỉ ảo".

Ăn vặt Tết, món ngon nhà làm theo công thức gia truyền...

Ăn vặt Tết, món ngon nhà làm theo công thức gia truyền... 

Theo cơ quan quản lý này, nếu thực phẩm “nhà làm” để ăn tại gia thì không sao, nhưng nếu làm để bán phải đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và an toàn thực phẩm cho người dân. Tất cả đều được kiểm soát thông qua giấy phép, kể cả giấy phép đăng ký kinh doanh online của Bộ Công Thương. Người bán có thể công khai giấy phép kinh doanh trên mạng để người tiêu dùng yên tâm hơn với nguồn gốc sản phẩm bán ra.

Bên cạnh đó, để đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm, mặt hàng handmade, "nhà làm" dù rất độc đáo nhưng vẫn phải đáp ứng được các tiêu chí: Địa chỉ nơi sản xuất, tự công bố về hàm lượng, cam kết không có chất cấm, hạn dùng của sản phẩm, người làm đáp ứng tiêu chí sức khỏe...

Mới đây, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm đã phối hợp với Chi cục Quản lý Thị trường TPHCM kiểm tra và phạt 23 triệu đồng một cửa hàng bánh ngọt bán online tại quận 6 vì có nhiều vi phạm. Cửa hàng này mỗi ngày bán ra hàng ngàn chiếc bánh ngọt nhưng lại không có hóa đơn chứng từ, nhân viên không được tập huấn về an toàn thực phẩm, không đăng ký kinh doanh.

Hoặc một công ty chuyên sản phẩm nhà làm - Homemade, tại quận 4, bị xử phạt 4 triệu đồng vì nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập: Cụ thể có gián trong thùng bảo quản đường.

Từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu và mùa Lễ hội Xuân 2021, Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn thực phẩm. Mặc dù đây là việc kiểm tra xuyên suốt nhưng thời điểm cận Tết càng cần được tăng cường hơn nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cung ứng cho người dân được an toàn.

Đặc biệt là chú trọng hơn đến những cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được sử dụng nhiều trong dịp Tết như thịt và các sản phẩm từ thịt, bia, rượu, đồ uống có cồn, nước giải khát, bánh mứt, kẹo, rau, củ quả, phụ gia thực phẩm, thực phẩm đông lạnh nhập khẩu… và các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top