Triệu chứng viêm thị thần kinh

Viêm dây thần kinh thị giác (viêm thị thần kinh) nguy hiểm không? Cần làm thế nào để chẩn đoán, điều trị viêm dây thần kinh hiệu quả.

Cần phát hiện bệnh sớm.

Hỏi: Thời gian gần đây mắt trái của tôi nhìn mờ. Tôi đi khám phòng khám tư nhân nói bị viêm thị thần kinh. Xin hỏi triệu chứng và nguyên nhân của bệnh này thường do đâu?

Nguyễn Thị Liên (Hải Dương)

BS Trần Thế Hưng, Bệnh viện mắt Việt Nhật cho biết: Bệnh viêm thị thần kinh thường gặp ở nữ, trẻ tuổi, mất thị lực bán cấp kèm theo đau khi chuyển động nhãn cầu. Bệnh có thể khởi phát sau nhiễm virus. Nguyên nhân: Do viêm, nhiễm khuẩn, virus, nấm, u, chấn thương, tự miễn…

Trong giai đoạn cấp tính: Suy giảm thị lực một mắt tiến triển nhanh. Có thể gặp ở cả 2 mắt. Bệnh nhân bị xơ hóa mảng có thể bị viêm thị thần kinh tái phát. Tức là có thể đã có giai đoạn bị giảm thị lực mắt cùng bên hoặc đối bên. Bệnh nhân bị viêm tủy thị thần kinh thường đặc trưng bởi viêm thị thần kinh và viêm tủy nặng, hai bên. Tuy nhiên, viêm thị thần kinh đôi khi xuất hiện trước bệnh tủy sống.

Rối loạn sắc giác (sự thay đổi trong nhận biết màu sắc) ở mắt bệnh, đôi khi rối loạn này quan trọng hơn giảm thị lực; Đau nhãn cầu hoặc sau hốc mắt: Thường liên quan đến sự thay đổi thị lực và tăng lên khi chuyển động mắt. Đau có thể xuất hiện trước khi mất thị lực; Giảm thị lực khi nhiệt độ cơ thể tăng như sau vận động hoặc sốt. Nhìn vật thể di chuyển theo đường thẳng thành đường cong, hiện tượng này là do sự dẫn truyền không cân xứng giữa 2 dây thần kinh thị giác.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top