Trẻ sơ sinh 26 ngày tuổi suýt hoại tử buồng trứng do... thoát bị bẹn

Thoát vị bẹn nghẹt là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn đến hoại tử các cơ quan thoát vị nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Mới đây, một trường hợp trẻ sơ sinh 26 ngày tuổi bị thoát vị bẹn nghẹt đã được cấp cứu kịp thời tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, tránh được nguy cơ hoại tử buồng trứng cho trẻ.

Bệnh nhi là B. N. A. 26 ngày tuổi, (Kinh Môn, Hải Dương), là con thứ 3, tiền sử đẻ non 35 tuần với cân nặng 2,5kg. Ở nhà, trẻ xuất hiện khối phồng vùng bẹn phải, to lên khi quấy khóc và xẹp lúc ngủ. Khối sưng không nóng đỏ, không chảy dịch mủ, trẻ không quấy khóc, bú mẹ bình thường. Tuy nhiên, sau 5 ngày, trẻ nôn nhiều lần sau ăn, khối sưng ấn thấy cứng hơn, gia đình lo lắng đã đưa trẻ đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí.

Qua thăm khám và kết quả siêu âm vùng bẹn, chụp X-quang, trẻ được chẩn đoán thoát vị môi lớn bên phải nghẹt và được chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ xác định trẻ bị thoát vị buồng trứng phải và vòi trứng. Các tổ chức hồng hào, không thấy điểm hoại tử. Trẻ được cố định tổ chức thoát vị vào ổ bụng và khâu đóng phúc mạc.

Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu thoát vị buồng trứng cho bệnh nhi. Ảnh BVCC

Các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu thoát vị buồng trứng cho bệnh nhi. Ảnh BVCC

Ths. Bs. Nguyễn Văn Long – Phó Trưởng khoa Ngoại tiêu hoá & Tổng hợp cho biết, thoát vị bẹn là một dị tật bẩm sinh nguyên nhân do ống phúc tinh mạc chưa đóng kín, tạo điều kiện cho các cơ quan trong ổ bụng chui xuống ống. Từ đây tạo thành một khối phồng ở vùng bẹn. Khối phồng này sẽ được gọi là thoát vị bẹn nếu xuất hiện ở bé trai và thoát vị ống nuck ở bé gái.

Sau phẫu thuật sức khỏe trẻ ổn định và đã được ra viện. Ảnh BVCC

Sau phẫu thuật sức khỏe trẻ ổn định và đã được ra viện. Ảnh BVCC

Trẻ sinh non có nguy cơ thoát vị bẹn cao hơn trẻ sinh đủ tháng. Trường hợp bệnh nhi B. N. A. rất may mắn được phẫu thuật điều trị sớm và đã tránh được nguy cơ hoại tử tổ chức thoát vị. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, thoát vị bẹn nghẹt sẽ gây hoại tử buồng trứng, trường hợp xấu nhất là phải cắt bỏ, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ sinh sản của trẻ sau này.

Tiến hành phẫu thuật cho trẻ sinh non, thấp cân là một thách thức lớn đối với các bác sĩ phẫu thuật, gây mê và hồi sức hậu phẫu. Do các cấu trúc cơ thể của trẻ còn nhỏ, đòi hỏi các bác sĩ phải thao tác khéo léo, liều lượng thuốc sử dụng cần được tính toán phù hợp.

Ca phẫu thuật của bệnh nhi B.N.A diễn ra thành công. Hiện sức khoẻ trẻ ổn định và đã được xuất viện.

Theo Đời sống
Những ai nên hạn chế đi bộ?

Những ai nên hạn chế đi bộ?

Mặc dù đi bộ là an toàn và phù hợp với tất cả mọi người, nhưng những người có tình trạng bệnh lý hoặc hạn chế về thể chất nhất định nên đề phòng hoặc tránh đi bộ trong một số trường hợp nhất định.
back to top